Danh mục

Vấn đề văn bản của truyện ngắn 'Chữ người tử tù'

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu vấn đề văn bản của truyện ngắn chữ người tử tù, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề văn bản của truyện ngắn Chữ người tử tù Vấn đề văn bản của truyện ngắn Chữ người tử tù Truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân đăng lần đầu tiên trên tạp chíTao Đàn số 29 năm 1939, với tên gọi Giòng chữ cuối cùng. Sách giáo khoa Ngữ văn11 hiện nay sử dụng văn bản trích từ tập Vang bóng một thời, xuất bản năm 1940.Giữa hai bản in này, có sự khác biệt khá lớn. Rất tiếc, sách giáo viên và các sách tham khảo khác chưa chú ý đúng mức đếnsự khác biệt này. Chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu Chữ người tử tù túc góc độvăn bản học. Vì công việc này sẽ cấp thêm cho bạn độc một hướng thưởng thức văntài cùng sự kì khu của Nguyễn Tuân. Đúng hơn chúng tôi sẽ kê ra nhiều căn cứ chứngtỏ Nguyễn Tuân không chỉ bổ sung hoặc sửa đổi một số câu chữ, mà thực chất tác giảđã viết lại tác phẩm Giòng chữ cuối cùngcủa mình [1]. So sánh hai văn bản, chúng tôi nhận thấy có mấy sự khác biệt sau đây: 1. Về tên truyện Tên gọi Chữ người tử tù xuất hiện lần đâu tiên năm 1940, do chính NguyễnTuân đặt. Năm 1982 tuyển tập Nguyễn Tuân ra đời, tên gọi Chữ người tử tù vẫn đượcgiữ nguyên. Vậy sự khác biệt giữa nhan đề của bản in đầu tiên với các bản in sau đóđã trở thành sự thực không thể phủ nhận được. Vấn đề còn lại ở chỗ: chúng khác nhaura sao và có ý nghĩa gì? Tôi thấy, sự khác biệt giữa Giòng chữ cuối cùng với Chữ người tử tù không chỉgiản đơn về mặt câu chữ, mà chủ yếu ở cách thể hiện. Nhan đề đầu tiên đậm tính báo chí và nghiêng về thông tin. Nhan đề thứ haithiên về bộc lộ quan niệm. Nhan đề thứ nhất dồn trọng tâm vào “chữ”, “chữ” trở thànhsự kiện; nhan đề thứ hai chú ý đến quan hệ giữa chữ và người, giữa chữ và cảnh. Đặtnhan đề thứ nhất, Nguyễn Tuân nhấn mạnh vào tính chất của sự kiện, đặt nhan đề thứhai, Nguyễn Tuận tô đậm yếu tố hoàn cảnh. Mỗi nhan đề có một vẻ đẹp riêng, xét trênphương diện nghĩa. 2. Về cốt truyện Khi so sánh hai văn bản vừa nêu, chúng tôi thấy ở văn bản Chữ người tử tù,Nguyễn Tuân đã lược đi rất nhiều tình tiết, sự kiện. Chẳng hạn, ở văn bản Giòng chữ cuối cùng có đoạn “Người ngồi đấy, đầu đãđiểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của một bộ mặt khổ sở, bâygiờ đã biến đi đâu. Ở đấy, bây giờ chỉ là mặt nước ao xuân. Bình lặng, kín đáo và êmnhẹ. Ở đấy, trong giây lát lại lập loè chút ánh sáng của con tâm còn thơm sạch. Ngườita phải lấy làm lạ hỏi tại sao ngục quan lại không có một cái đầu trâu, một cái trán dơivà một cái mặt khỉ. Trong thế giới Khuyển Ưng, Khuyển Phệ, cái bộ mặt quắc thước,nhẹ nhõm kia thực là một sự lạ lùng. Sự lạ lùng đó, trong bọn quan lại, người bề trênkhông chịu được và kẻ ty tiểu cũng không chịu được”. Nhưng đến bản Chữ người tửtù, Nguyễn Tuân chỉ giữ lại ba câu: “ Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đãngả màu. Những đường nhăn của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất. Ở đấy chỉcòn là mặt nước ao xuân, bằng lặng kín đáo và êm nhẹ”. Rõ ràng, Nguyễn Tuân đã bỏhai tình tiết: dao động nội tâm và đối thoại tư tưởng để làm nổi bật ngoại hình cùngtâm trạng hiện thời của ngục quan. Văn bản Giòng chữ cuối cùng khai thác thái độ của người bề trên và kẻ tytiểu trước vẻ mặt lạ lùng của viên quản ngục. Còn văn bản Chữ người tử tù thì khôngxét tới những phương diện đó. Thêm ví dụ nữa. Ở văn bản Giòng chữ cuối cùng, sau khi ngục quan hỏi HuấnCao: “Ngài muốn gì xin cho biết”, người kể chuyện liền bình giá để giải thích hànhđộng trả lời của ông Huấn. Qua sự bình giá của người kể chuyện, ta thấy Huấn Cao cókhẩu khí của nhân vật Từ Hải, và giọng văn Nguyễn Tuân gần với giọng Truyện Kiều:“Ông Huấn Cao là người không chịu giam mình trong lề thói hiện tại của một triềuchính; chí ông là muốn vẫy vùng, muốn rạch sơn hà ra làm hai nửa và dựng riêng bờcõi mình ở một góc trời.... Dưới mắt ông Huấn, còn có ai là đáng kể nữa”. Đến Chữngười tử tù thì đoạn bình giá ấy không còn. Tôi xem việc sửa văn của Nguyễn Tuânlần này rất hợp lí. Vì khi bỏ đoạn văn có tính chất sáo mòn kiểu đó đi, mạch văn sẽ đỡlộ, mà nội dung cuộc đối thoại cũng nổi bật hơn. Cùng với việc lược đi một số sự kiện, ở văn bản Chữ người tử tù chúng tôi cònthấy Nguyễn Tuân đã thêm rất nhiều tình tiết mới. Ví dụ, ở Giòng chữ cuối cùng tácgiả viết: “để mai ta dò ý tứ hắn xem sao”, nhưng đến Chữ người tử tù thì lại thành “đểmai ta dò ý tứ lần nữa xem saorồi sẽ liệu”. Tôi nghĩ chỗ này Nguyễn Tuân đã chúngtỏ được sự tinh tế. Bởi vì qua sự lặp lạicủa sự kiện, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật đứctính kiên nhẫn cùng tấm lòng thiết tha của ngục quan. Giòng chữ cuối cùng viết: “…từ hôm ấy, cơm rượu lại vẫn đưa đến đều đều vàcó phần hậu hơn trước nữa…”. Chữ người tử tù giữa nguyên đoạn ấy nhưng bổ sungthêm một chi tiết nữa: “… từ hôm ấy, cơm rượu lại vẫn đưa đến đều đều và có phầnhậu hơn trước, duy chỉ có y là không để chân vào buồng giam ông Huấn”. Đọc nhanhth ...

Tài liệu được xem nhiều: