Danh mục

Vận động hành lang trong nền chính trị Mỹ và một số liên hệ tới Việt Nam

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 234.48 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoạt động vận động hành lang (lobby) đã và đang trở thành một thứ văn hóa hính trị ở Mỹ. Khi “lobby” đã trở thành một phần không thể thiếu của nền chính trị Mỹ thì tất cả những ai muốn gây ảnh hưởng đối với dư luận hay đến việc hoạch định chính sách của Mỹ đều phải tuân thủ quy luật này. Hoạt động lobby hầu như đã thâm nhập vào toàn bộ các lĩnh vực và các ngành sản xuất, kinh doanh tại Mỹ và trong đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và hiệu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận động hành lang trong nền chính trị Mỹ và một số liên hệ tới Việt Nam Vận động hành lang trong nền chính trị Mỹ và một số liên hệ tới Việt Nam Hoạt động vận động hành lang (lobby) đã và đang trở thành một thứ văn hóa hính trị ở Mỹ. Khi “lobby” đã trở thành một phần không thể thiếu của nền chính trị Mỹ thì tất cả những ai muốn gây ảnh hưởng đối với dư luận hay đến việc hoạch định chính sách của Mỹ đều phải tuân thủ quy luật này. Hoạt động lobby hầu như đã thâm nhập vào toàn bộ các lĩnh vực và các ngành sản xuất, kinh doanh tại Mỹ và trong đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và hiệu quả nhất khi được sử dụng trong quá trình xây dựng chính sách và pháp luật tại quốc gia này. Hoạt động vận động hành lang (lobby) đã và đang trở thành một thứ văn hóa - chính trị ở Mỹ. Khi “lobby” đã trở thành một phần không thể thiếu của nền chính trị Mỹ thì tất cả những ai muốn gây ảnh hưởng đối với dư luận hay đến việc hoạch định chính sách của Mỹ đều phải tuân thủ quy luật này. Hoạt động lobby hầu như đã thâm nhập vào toàn bộ các lĩnh vực và các ngành sản xuất, kinh doanh tại Mỹ và trong đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và hiệu quả nhất khi được sử dụng trong quá trình xây dựng chính sách và pháp luật tại quốc gia này. 1. Hoạt động vận động hành lang ở Mỹ Vận động hành lang (lobby) được hiểu là những hoạt động hậu trường thường thấy ở nhiều nước trên thế giới. Qua hoạt động này, những người vận động (là người chuyển tải quan điểm của một bộ phận dân cư trong xã hội) có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới những thành viên của cơ quan lập pháp, thuyết phục họ thực hiện hoặc không thực hiện hành vi lập pháp mới để đạt được kết quả như những người vận động hành lang mong muốn. Có thể nói, Mỹ là nơi hoạt động vận động hành lang diễn ra sôi nổi nhất thế giới và vận động hành lang cũng được coi là một phần không thể thiếu của nền chính trị Mỹ (chủ yếu trong lĩnh vực chính trị, lập pháp). Xuất hiện từ khi nước Mỹ mới thành lập, lobby chính là một “thói quen chính trị trong việc hình thành các chính sách của Mỹ và thói quen này đã được luật pháp Mỹ quy định và bảo hộ (1). ở Mỹ, lobby được hiểu là sự vận động các nghị sĩ, dân biểu trong Quốc hội Mỹ ở cả Thượng viện và Hạ viện để họ đưa ra hay ủng hộ các đạo luật, các nghị quyết, các quyết định mang tính chính sách có lợi cho các nhóm lợi ích khác nhau. Người làm nhiệm vụ này được gọi là nhà vận động hành lang. Người đó được trả lương để tác động tới bộ máy lập pháp hoặc dư luận. Hiện nay, phố K chính là nơi đặt trụ sở của các công ty lobby hàng đầu nước Mỹ. Mỹ đã có nhiều văn bản pháp luật thừa nhận và quy định các hoạt động lobby. Đạo luật quan trọng nhất áp dụng cho hoạt động lobby ở Mỹ là Đạo luật vận động hành lang được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1946 (The Federal Regulation of Lobbying Act). Ngày 19/12/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã ký ban hành Đạo luật về Công khai hóa hoạt động lobby (Lobbying Disclosure Act of 1995) điều chỉnh các mối quan hệ trong và ngoài nước ở Mỹ và quy định: “Bắt buộc những người hoạt động lobby phải đăng ký, phải công khai hóa các khách hàng, các cuộc tiếp xúc, công khai hóa các vấn đề lobby và số tiền công được chi trả. Như vậy, trên thực tế, lobby ở Mỹ đã và đang tồn tại như một loại hình kinh doanh mang tính chính trị - xã hội, có tác động mạnh mẽ vào quá trình hình thành chính sách đối nội, đối ngoại của Mỹ. 2. Vị trí, vai trò của các nhóm lợi ích trong hoạt động vận động hành lang ở Mỹ Tại Mỹ, quá trình xây dựng các chính sách và pháp luật chịu ảnh hưởng khá mạnh từ hoạt động vận động hành lang mà những người thực hiện hoạt động này là các nhóm lợi ích. Do đó, cũng có thể nói việc xây dựng các chính sách và pháp luật chịu ảnh hưởng bởi sự tranh giành hay thỏa hiệp giữa các nhóm lợi ích. Các nhóm lợi ích là tổ chức của những người có cùng quan tâm, có cùng quan điểm với từng vấn đề xã hội khác nhau; cố gắng tác động đến việc xây dựng chính sách của Chính phủ và đặc biệt là muốn chuyển yêu cầu của họ thành các chính sách để phục vụ lợi ích của nhóm dân cư có cùng mối quan tâm mà họ là người đại diện (2) . Ngoài ra, “các nhóm lợi ích vận động chính quyền cho những lợi ích của họ chính là biểu hiện của nền dân chủ tự do” (3). Lời khẳng định đó của Tổng thống Jefferson đã chứng tỏ các nhóm lợi ích có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị Mỹ. Các nhóm lợi ích ở Mỹ ra đời rất sớm và ngày càng phát triển nhanh về số lượng, tổ chức, quy mô và kỹ năng hoạt động. “Ngày nay, có hơn 22.000 nhóm lợi ích có tổ chức ở Mỹ, và hàng chục ngàn người đăng ký chính thức làm nghề vận động hành lang tại Washington” (4). Có khoảng 60% dân Mỹ tham gia vào các nhóm lợi ích. Như vậy, sự tham gia của công dân vào chính trị nói chung và quá trình ra quyết định nói riêng là một trong những đặc trưng của hệ thống dân chủ truyền thống Mỹ. Có rất nhiều nhóm lợi ích khác nhau: (i) Nhóm lợi ích về kinh doanh như các tập đoàn kinh tế, các công ty đa quốc gia; (ii) Nhóm hiệp hội nghề nghiệp; (iii) Nhóm liên Chính phủ; (iv) Nhóm lợi ích công; (v) Nhóm công đoàn. Các nhóm lợi ích của Mỹ hết sức đa dạng và về thực chất là các phe phái chính trị tập hợp lại với nhau vì một lợi ích chung nào đó. Họ đấu tranh, vận động nhằm vào các bộ phận khác nhau của Chính phủ để bảo đảm tối đa lợi ích cho nhóm mình. Nguồn gốc ra đời của các nhóm lợi ích nằm ở chính mục tiêu mà họ theo đuổi, đó là: thứ nhất, các nhóm lợi ích ra đời nhằm bảo vệ những lợi ích của họ về kinh tế; thứ hai, các nhóm lợi ích cũng là sản phẩm của các phong trào xã hội, phát triển qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử nước Mỹ. Chẳng hạn các phong trào đấu tranh đòi bãi bỏ chế độ nô lệ, đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc…; thứ ba, các nhóm lợi ích ra đời nhằm tìm kiếm lợi ích từ Chính phủ trong lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực chính trị, tinh thần. Các nhóm này có tính chất phi tập trung hóa quyền lực chính trị với các bang và các địa phương, tức được hình thành ngẫu nhiên và dựa trên nhu cầu lợi ích xã h ...

Tài liệu được xem nhiều: