Danh mục

Vận dụng bảng điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động tại các trường Đại học ngoài công lập khu vực phía Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 506.86 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm tìm xác định các nhân tố tác động đến việc đánh giá thành quả hoạt động của các trường đại học ngoài công lập khu vực phía Nam thông qua việc vận dụng BSC của kế toán quản trị. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng bảng điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động tại các trường Đại học ngoài công lập khu vực phía Nam VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP KHU VỰC PHÍA NAM Nguyễn Thụy Thoại Châu Học viên Cao học, Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) T M TẮT Đo lường thành quả hoạt động là một công việc rất quan trọng ở bất kỳ tổ chức nào. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua các trường đại học ngoài công lập của Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong việc quản lý và đánh giá chất lượng hoạt động của mình, tuy nhiên các cơ sở đang gặp những vấn đề khó khăn trong việc đánh giá thành tựu của đơn vị một cách toàn diện, khách quan. Trong kế toán quản trị, bảng điểm cân bằng (BSC) là một công cụ đo lường thành quả hoạt động khá hiệu quả. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm tìm xác định các nhân tố tác động đến việc đánh giá thành quả hoạt động của các trường đại học ngoài công lập khu vực phía Nam thông qua việc vận dụng BSC của kế toán quản trị, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đánh giá thành quả đó một cách phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động cho các trường hiện nay. Từ hóa: Kế toán quản trị, bảng điểm cân bằng, thành quả hoạt động, đại học ngoài công lập. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Mark (2011), trong nền kinh tế tri thức như ngày nay thì tài sản vô hình đã, đang và sẽ quyết định đến sự thành công của các tổ chức, tuy nhiên việc đo lường tài sản vô hình như: kỹ năng, kiến thức, lòng trung thành,… rất khó khăn. Khi mà hệ thống đo lường truyền thống của kế toán chỉ sử dụng các thước đo tài chính để đo lường thành quả hoạt động. Một yêu cầu bức thiết là cần có một công cụ đo lường mới để khắc phục những nhược điểm đó. Bảng điểm cân bằng (BSC) đã ra đời và khắc phục được những hạn chế đó. Bảng cân bằng điểm đã kết hợp hài hòa giữa các thước đo tài chính và thước đo phi tài chính để đánh giá, đo lường thành quả hoạt động của một tổ chức một cách toàn diện. Theo Karathanos & Karathanos (2005), BSC là một khái niệm quen thuộc với các tổ chức kinh tế, nhưng trong lĩnh vực giáo dục dường như ít các nghiên cứu và công bố về chủ đề này. Trên thế giới, một số trường cơ sở giáo dục được đánh giá là rất thành công khi áp dụng BSC vào công tác đo lường thành quả hoạt động và quản lý chiến lược như Đại học Caliornia, đại học Pensylvania, đại học Carleton (Canada), Trường quận Atlanta, Đại học Washington, hệ thống trường học quận Fulton – Mỹ. Tại Việt Nam một số cơ sở giáo dục đã bắt đầu nghiên cứu áp dụng, nhưng hiện nay chưa có tài liệu chính thức nào công bố. Các cơ sở giáo dục ở Việt Nam đa số là hoạt động theo cơ chế của đơn vị sự nghiệp có thu và định hướng theo cơ chế tự chủ về tài chính, do đó việc áp dụng BSC vào cơ sở giáo dục ở Việt Nam sẽ có những đặc thù riêng so với thế giới. 338 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Khái niệm và vai trò của BSC Theo tác giả Kaplan và Norton (1996), BSC là một tập hợp các thước đo tài chính và phi tài chính được chọn lọc theo những mục tiêu xuất phát từ chiến lược của một tổ chức, nhằm đo lường, đánh giá thành quả hoạt động và quản lý chiến lược của tổ chức một cách toàn diện trên bốn phương diện: Tài chính, khách hàng, qui trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển. BSC có vai trò quan trọng trong việc quản lý, triển khai chiến lược và đo lường thành quả hoạt động trong một tổ chức, cụ thể như sau: BSC là một hệ thống đo lường: Từ tên gọi của BSC đã cho thấy được sự quan trọng của công cụ này chính là sự “cân bằng”. Các thước đo ở bốn phương diện của Bảng cân bằng điểm hướng đến sự cân bằng giữa Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; Tài chính và phi tài chính; Mục tiêu và kết quả đại được; Bên trong và bên ngoài; Quá khứ và tương lai. BSC là một hệ thống quản lý, triển khai chiến lược: Xuất phát từ chiến lược, BSC sẽ triển khai thành các mục tiêu, thước đo trên 4 phương diện để thực hiện. Chính điều này đã làm cho cả tổ chức hướng về và cùng nhau thực hiện chiến lược chung của tổ chức. Mặt khác, BSC sẽ phân tầng sẽ cụ thể hóa chiến lược cho từng nhân viên, theo Niven (2008) việc cụ thể hóa các mục tiêu, thước đo sẽ giúp quá trình quản lý dể dàng hơn và có lợi cho tổ chức và nhân viên. Mọi nhân viên sẽ biết được những việc cần làm và những đóng góp riêng của cá nhân vào thành tích chung của tổ chức. Đồng thời, BSC là công cụ tốt để giúp một tổ chức gắn chiến lược và phân bổ nguồn lực. BSC là một công cụ trao đổi thông tin: Thông qua bản đồ chiến lược, BSC đã chuyển từ mục tiêu ban đầu là đo lường sang mục tiêu là công cụ giao tiếp về chiến lược. Bản đồ chiến lược đã truyền đạt cho tất cả các nhân viên biết được điều tổ chức mình đang muốn làm để đạt được kết quả cuối cùng. BSC trong các tổ chức thuộc khu vực công Theo Kaplan (1999), BSC vận dụng cho tổ chức thuộc khu vực công bằng việc kết nối chủ yếu giữa hai phương diện khách hàng là những đối tượng sử dụng dịch vụ và phương diện tài chính thể hiện sự cân đối giữa các khoản hỗ trợ tài chính và chi phí của việc cung cấp dịch vụ để tạo nên các mục tiêu nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ của tổ chức do cơ quan chủ quản giao phó. Hình 1. BSC của tổ chức thuộc khu vực công (Nguồn: Kaplan, R.S., 1999. The Balanced scorecard for public – sector organizations 339 Các phương diện của BSC trong cơ sở giáo dục Theo tiến sĩ Thomas M. Payne (2003) và Huỳnh Thị Thanh Trang (2013), đối với các tổ chức giáo dục thì mọi mục tiêu đều xuất phát từ tầm nhìn sứ mệnh và chiến lược. Trong đó các mục tiêu ở mỗi phương diện đều hướng về việc hoàn thành sứ mệnh, nhiệm vụ đưa ra. Theo tác giả, mục tiêu cuối cùng của một cơ sở đào tạo là thành tựu đạt được của người học trong suốt quá trình học ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: