Danh mục

Vận dụng hành lang pháp lý - Luật bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn ở An Giang

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 729.17 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

An Giang là một trong những tỉnh có tiềm lực kinh tế lớn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cùng những yếu tố thuận lợi về điểu kiện tự nhiên, địa hình, tài nguyên thiên nhiên và vị trí phân bố lãnh thổ. Đây được xem là một trong những địa phương giàu tiểm năng phát triển kinh tế, nông nghiệp thủy sản, bên cạnh khu kinh tế cửa khẩu, công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng và dịch vụ du lịch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng hành lang pháp lý - Luật bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn ở An Giang VẬN DỤNG HÀNH LANG PHÁP LÝ - LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở AN GIANG Th.S Nguyễn Minh Diễm Quỳnh 1. Đặc điểm tình hình An Giang là một trong những tỉnh có tiềm lực kinh tế lớn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cùng những yếu tố thuận lợi về điểu kiện tự nhiên, địa hình, tài nguyên thiên nhiên và vị trí phân bố lãnh thổ. Đây được xem là một trong những địa phương giàu tiểm năng phát triển kinh tế, nông nghiệp thủy sản, bên cạnh khu kinh tế cửa khẩu, công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng và dịch vụ du lịch. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang 1 Bên cạnh diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh là 84,4% , An Giang ưu tiên tập trung xây dựng, củng cố các công trình thủy lợi, bảo đảm nước sản xuất, sinh hoạt, gắn với triển khai các biện pháp nhằm giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Thực hiện mục tiêu của Tỉnh ủy, năm 2017, An Giang đã khảo sát xác định 28 điểm kênh, rạch, sông có nguy cơ sạt lở, có chiều dài 2,7km, đồng thời rà soát các  GV khoa Luật- Khoa học Chính trị, trường ĐH An Giang. 538 PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH vùng xâm nhập mặn, khô hạn… Trên cơ sở đó, tỉnh đã chủ động nạo vét 146/159 công trình thủy lợi với chiều dài trên 233km, gia cố 83km đê bao; tu sửa, nâng cấp 195 cống, công trình thủy lợi… Địa phương quản lý, khai thác công trình thủy lợi, xây dựng đề án khai thác hồ chứa nước tại huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Từ năm 2015 đến nay, Tỉnh ủy An Giang đã lãnh đạo triển khai 62 dự án, đề tài cấp tỉnh, 67 mô hình, giải pháp khoa học cấp cơ sở. Các công trình thủy lợi đều hướng đến mục tiêu tạo thuận lợi chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và tích tụ ruộng đất. Những vấn đề chính liên quan đến môi trường và tài nguyên ở An Giang có thể kể đến như: cơ sở hạ tầng kỹ thuật môi trường đô thị (đường sá, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn, nhà vệ sinh công cộng, cây xanh, nghĩa địa…) phát triển không đồng bộ và không theo kịp quá trình đô thị hóa; Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn còn nhiều bất cập; Chất thải và ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp (khói thải từ các lò gạch, bụi từ các hoạt động khai thác đá, xay xát lúa gạo, vật liệu xây dựng, xi măng và chế biến thức ăn gia súc… chưa được xử lý tốt); Nước thải và bùn thải từ các ao, hổ, hầm nuôi thủy sản; chất thải và thức ăn thừa từ các bè cá; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất, trong nước ảnh hưởng đến môi trường. Nhiều khu vực nông thôn của tỉnh còn thiếu nước sạch và không đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường; tình trạng sạt lỡ bờ sông, khai thác cát trái phép trên bờ sông Tiền và sông hậu vẫn còn diễn biến phức tạp; vấn đề mô nhiễm xuyên biên giới Camphuchua- Việt Nam do sự tác động của nhiều nguên nhân; Tình hình môi trường càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát trong mùa lũ, đặc biệt là ở các bãi rác. 2 Liên quan đến vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường, nhà nước ta đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ và phát triển rừng, luật thủy sản, luật thủy lợi, pháp lệnh giống câu trồng và pháp lệnh giống vật nuôi. Trong đó, phạm vi điều chỉnh của luật bảo vệ môi trường mang tính chi phối, gồm các quy định về hoạt động bảo vệ môi trường, chính sách, biện pháp và nguồn lực đề bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. Với đặc trưng thế mạnh của An Giang là cây lúa và nguồn lợi thủy sản, tập trung chủ yếu ở các khu vực nông thôn. Như vậy, làm thế nào để sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn một cách bền vững thì bảo vệ môi trường 539 và phòng, chống, khắc phục ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách đặt ra trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó cũng chính là lý do tác giả viết nài này dưới góc độ từ thực tiễn đến việc vận dụng các chính sách của nhà nước trước vấn nạn ô nhiễm môi trường tại địa phương. 2. Hành lang pháp lý trong bảo vệ môi trường 2.1. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường Tại Điều 5 luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có quy định chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường là tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để xây dựng kỷ cương và văn hóa bảo vệ môi trường; Bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải; Ưu tiên xử lý vấn đề môi trường bức xúc, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường nguồn nước; chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng chung; các nguồn kinh phí bảo vệ môi trường được quản lý thống nhất và ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực trọng điểm trong bảo vệ môi trường. Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường; Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường; Phát triển khoa học, công nghệ môi trường; ưu ti ...

Tài liệu được xem nhiều: