Danh mục

Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào việc hình thành tri thức Tiếng Việt cho học sinh THPT

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 210.99 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào việc hình thành tri thức Tiếng Việt cho học sinh THPT trình bày: Lý thuyết kiến tạo là một trong những quan điểm dạy học hiện đại, phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh, giúp nâng cao hiệu quả dạy - học lý thuyết Tiếng Việt,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào việc hình thành tri thức Tiếng Việt cho học sinh THPTVẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO VÀO VIỆC HÌNH THÀNHTRI THỨC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH THPTTRƯƠNG THU HƯỜNGTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Lý thuyết kiến tạo là một trong những quan điểm dạy học hiện đại,phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh, giúp nâng cao hiệu quả dạy- học lý thuyết Tiếng Việt. Một số biện pháp dẫn dắt học sinh tự kiến tạo trithức Tiếng Việt là: sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, sử dụng ngữ liệu, cung cấpcác điều kiện - tư liệu học tập, tổ chức các hoạt động học tập hợp tác theonhóm, thu thập thông tin phản hồi và sử dụng những hình thức củng cố mangtính gợi mở.1. LÝ THUYẾT KIẾN TẠO VỚI VIỆC TÍCH CỰC HOÁ QUÁ TRÌNH HÌNHTHÀNH TRI THỨC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG1.1. Lý thuyết kiến tạo (LTKT)LTKT (Constructivism) là một quan điểm mới về dạy học. Dựa trên những nghiên cứutâm lý học phát triển của Jean Piaget, Vưgôtski và Von Glasersfield đã phát triển thànhlý thuyết học. LTKT cho rằng quá trình nhận thức của người học về thực chất là quátrình người học tự xây dựng nên những kiến thức cho bản thân thông qua các hoạt độngđồng hóa (là quá trình kết hợp trực tiếp những thông tin mới vào sơ đồ nhận thức đangtồn tại để giải quyết tình huống mới) và điều ứng (là quá trình thay đổi, thậm chí là phảibác bỏ các kiến thức và kinh nghiệm sai lầm cũ khi nó không phù hợp với tình huốngmới) [1].1.2. Khả năng của LTKT trong việc hình thành các tri thức Tiếng Việt cho họcsinh (HS) trung học phổ thông (THPT)Tri thức Tiếng Việt là những kiến thức có tính khoa học về Tiếng Việt với tư cách làmột ngôn ngữ; bao gồm các khái niệm, quy tắc, các nội dung lý thuyết về từ vựng, ngữpháp, phong cách học… Hình thành tri thức Tiếng Việt cho HS là quá trình biến kinhnghiệm bản ngữ thành những nhận thức có tính khoa học về Tiếng Việt. Đó là quá trìnhhình thành các khái niệm, quy tắc Tiếng Việt cho HS. Quá trình đó còn bao hàm cảnhững hiểu biết chung về Tiếng Việt, gắn với quá trình hình thành kĩ năng Tiếng Việt.Dạy học theo quan điểm LTKT có khả năng tích cực hóa quá trình nhận thức của HS.Bởi vì, trong quá trình dạy - học, HS sẽ có cơ hội để tranh luận theo từng nhóm vềnhững quan điểm khác nhau của mình, thực hành phân tích cơ sở của từng quan niệm…để đi đến thống nhất quan niệm theo từng nhóm. Sau đó, đại diện các nhóm trình bàykết quả và tranh luận với nhau trong cả lớp. Chính điều đó tạo cho HS hứng thú - mộttrong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính tích cực, chủ động, sáng tạotrong học tập [2].Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 153-158154TRƯƠNG THU HƯỜNGDạy học theo quan điểm của LTKT chú trọng vốn tri thức, kinh nghiệm sẵn có của HSnên có khả năng huy động vốn tri thức Tiếng Việt - ngôn ngữ mẹ đẻ của các em. VớiHS THPT, sự hiểu biết và khả năng sử dụng Tiếng Việt đã tương đối thành thạo. Trongquá trình phân tích ngữ liệu, GV đánh giá được kiến thức và kinh nghiệm Tiếng Việt đãcó của HS. Từ đó, GV thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập để HS phát huy vai tròchủ động tích cực, tự xây dựng những tri thức và kĩ năng mới cho bản thân.Trong quá trình dạy học Tiếng Việt theo quan điểm của LTKT, GV là người tổ chức hoạtđộng, định hướng khám phá và chuẩn hóa tri thức, kĩ năng cho HS; HS là người chủđộng, tích cực thảo luận, khám phá tri thức và rèn luyện kĩ năng. HS chính là người tựxây dựng nên tri thức và kĩ năng cho bản thân. Vì vậy, những tri thức Tiếng Việt do HStự xây dựng sẽ được các em ghi nhớ lâu hơn, khả năng vận dụng cao hơn. Mặt khác, quátrình thảo luận, trình bày quan điểm cũng sẽ giúp HS rèn luyện thêm kĩ năng Tiếng Việtcủa bản thân.2. CÁCH THỨC HÌNH THÀNH CÁC TRI THỨC TIẾNG VIỆT CHO HS THEOQUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT KIẾN TẠO2.1. Định hướng chungTư tưởng dạy học tích cực đã và đang được vận dụng sáng tạo vào quá trình dạy học nóichung và dạy học Tiếng Việt nói riêng. Vì thế, tổ chức hình thành tri thức Tiếng Việtcho HS theo quan điểm LTKT đồng thời phải phù hợp với chiến lược dạy học phát huyvai trò chủ thể tích cực của HS. Yêu cầu của dạy học tích cực trong hình thành tri thứcTiếng Việt cho HS là phải đi từ việc huy động ngữ liệu để tìm ra dấu hiệu cơ bản củakhái niệm, các yếu tố nội dung của quy tắc, trên cơ sở đó khái quát hóa thành khái niệmvà quy tắc mới, tiến tới hoàn thành nhiệm vụ kiến tạo tri thức cho HS.Dạy học Tiếng Việt không thể tách rời với việc dạy giao tiếp. Chính vì vậy, tổ chứchình thành tri thức Tiếng Việt cho HS theo quan điểm LTKT cũng phải theo quan điểmgiao tiếp. Theo đó, GV phải sắp xếp các tài liệu học tập sao cho vừa cung cấp tri thứcngôn ngữ vừa rèn luyện cho HS những kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách hiệuquả nhất. Người GV phải linh hoạt tổ chức được các hình thức và hoạt động dạy họcphong phú để người học được trực tiếp tham gia thực hành giao tiếp [3].Một trong những định hướng quan trọng của dạy học hiện đại là quan điểm tích hợp. Vìthế, tổ chức hình thành tri thức Tiếng Việt cho HS theo LTKT cũng phải hướng theoquan điểm tích hợp. Để tạo ra nội dung và yêu cầu luyện tập tương thích mục tiêu tíchhợp trong hình thành tri thức Tiếng Việt cho HS theo quan điểm LTKT, GV phải đặt racác yêu cầu phối kết vừa khai thác ngữ liệu vừa giải quyết vấn đề nhận thức của bài học.2.2. Quy trình và các biện pháp cụ thể2.2.1. Quy trình- Chuẩn bị: Tìm hiểu kiến thức vốn có và nhu cầu học tập của HS là một đặc trưngcủa LTKT trong quá trình hình thành tri thức lý thuyết Tiếng Việt cho HS. Đặcbiệt, LTKT chú ý đến những kiến thức và kinh nghiệm sai lầm của HS. Đó chính155là cơ sở để GV xây dựng tình huống học tập, tạo điều kiện để quá trình đồng hóavà hơn nữa là điều ứng diễn ra trong nhận thức của HS.- Tổ chức hoạt động học tập: GV tổ chức các hoạt động tạo môi trường tích cực đểHS phán đoán, kiểm nghiệm, thích nghi và tự xây dựng tri thức mới- Kiểm tra đánh giá và hướng dẫn HS t ...

Tài liệu được xem nhiều: