Danh mục

Vận dụng mô hình AMO đánh giá hành vi gian lận nghĩa vụ bảo hiểm xã hội – nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 341.93 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các nhân tố tác động tới hành vi gian lận nghĩa vụ Bảo hiểm Xã hội của người sử dụng lao động tại tỉnh Đồng Tháp. Mẫu nghiên cứu là 250 cán bộ phụ trách Bảo hiểm Xã hội tại các doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng mô hình AMO đánh giá hành vi gian lận nghĩa vụ bảo hiểm xã hội – nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 VẬN DỤNG MÔ HÌNH AMO ĐÁNH GIÁ HÀNH VI GIAN LẬN NGHĨA VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP Applying the Amo model for assessing the fraudulent behavior of Social Insurance obligations - case study in Dong Thap province Huỳnh Văn Minh1 1 Học viên Cao học Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An minhhv@dongthap.vss.gov.vn Tóm tắt — Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các nhân tố tác động tới hành vi gian lận nghĩa vụ Bảo hiểm Xã hội của người sử dụng lao động tại tỉnh Đồng Tháp. Mẫu nghiên cứu là 250 cán bộ phụ trách Bảo hiểm Xã hội tại các doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp. Qua phân tích mô hình hồi quy bội ở mức tin cậy 95%. Kết quả chỉ ra động lực phụ thuộc vào 3 thành phần là: (1) Khả năng thực hiện hành vi gian lận, (2) Động cơ để thực hiện hành vi gian lận, (3) Cơ hội hành vi gian lận. Khi xem xét có sự khác biệt về hành vi gian lận theo các yếu tố giới tính ta nhận thấy rằng có sự khác biệt giữa nam và nữ trong đó nam có xu hướng thực hiện hành vi cao hơn nữ. Khi xem xét có sự khác biệt về hành vi gian lận theo các yếu tố kinh nghiệm làm việc cho thấy những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm có xu hướng gian lận nhiều hơn. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm hạn chế việc thực hiện hành vi gian lận nghĩa vụ Bảo hiểm Xã hội tại tỉnh Đồng Tháp. Abstract — The research paper was conducted to identify human factors affecting the fraudulent behavior of social insurance obligations of employers in Dong Thap province. The research sample is 250 social insurance officers in enterprises in Dong Thap province. Through multiple regression model analysis at 95% confidence level, the results show that motivation depends on 3 components: (1) The ability to commit the fraudulent behavior, (2) The motivation to commit fraud, (3) The opportunity for fraud. When considering the difference in cheating behavior by gender factors, it is noticed that there is a difference between men and women in which men tend to perform higher level behaviors than women. Considering the difference in cheating behavior according to work experience factors, it shows that people with long-term working experience tend to cheat more. From the research results, the author has proposed a number of administrative implications to limit the fraudulent behavior implementation of social insurance obligations in Dong Thap province. Từ khóa — Bảo hiểm Xã hội, gian lận, hành vi, social insurance, fraud, behavior 1. Đặt vấn đề Quản lý thu Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn của ngành BHXH. Để thu BHXH bắt buộc đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi phải có quy trình quản lý thu chặt chẽ, hợp lý, khoa học. Với tính ý thức về pháp luật còn thấp, do vậy khi những nhân tố về cơ hội có được thì việc “lách luật” sẽ tạo cho họ những hành vi sai trái, do vậy mô hình AMO đáp ứng được vấn đề này. Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu “Vận dụng mô hình AMO đánh giá hành vi gian lận nghĩa vụ BHXH - Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp” là hết sức cần thiết nhằm tìm ra giải pháp phù hợp hạn chế hành vi gian lận nghĩa vụ BHXH tại tỉnh Đồng Tháp. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Bảo hiểm Xã hội: Theo ILO thì “Bảo hiểm Xã hội là sự bảo vệ của cộng đồng xã hội với các thành viên của mình thông qua sự huy động các nguồn đóng góp vào quỹ BHXH để trợ cấp trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, thương tật, già yếu, thất nghiệp đồng thời chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con để ổn định đời sống của các thành viên và bảo đảm an toàn xã hội”. 52 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 Theo Điều 3 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc qua đời, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”. BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. 2.1.2. Một số hình thức gian lận Bảo hiểm Xã hội: Cán bộ cơ quan BHXH gian lận Hình thức gian lận phổ biến là việc điều chỉnh tăng lương cho người tham gia hoặc là bổ sung thêm các khoản thời gian mà đơn vị sử dụng lao động không đăng ký đóng cho người lao động hoặc cán bộ cơ quan BHXH là việc giả mạo hồ sơ của người tham gia, bằng việc lạm dụng các phôi bìa sổ BHXH trắng, lạm dụng quyền hạn sử dụng các chương trình nghiệp vụ do bản thân cán bộ nghiệp vụ quản lý; Cán bộ cơ quan BHXH lợi dụng sự hiểu biết của bản thân trong thực thi nhiệm vụ được giao để tư vấn, hướng dẫn cho đơn vị sử dụng lao động thực hiện các hành vi gian lận hoặc lợi dụng các kẽ hở của luật nhằm mang lại lợi ích cho đơn vị. Đơn vị sử dụng lao động gian lận Hình thức gian lận về lĩnh vực BHXH phổ biến nhất hiện nay là tình trạng đơn vị sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc không đóng BHXH khi ký kết hợp đồng lao động. Tỷ lệ đóng BHXH hiện nay là 25% ...

Tài liệu được xem nhiều: