Danh mục

Vận dụng mô hình sách giáo khoa Nhật Bản vào biên soạn sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội ở Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 855.89 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ chi phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết là một nghiên cứu tiếp theo trong chuỗi bài về việc vận dụng mô hình sách giáo khoa của Nhật Bản. Các nghiên cứu trước đây mới đề cập trên bình diện lí thuyết về mô hình SGK các môn học tương đương với môn Tự nhiên và Xã hội của nước ta ở trường tiểu học Nhật Bản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng mô hình sách giáo khoa Nhật Bản vào biên soạn sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội ở Việt Nam HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0006 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 1, pp. 56-63 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VẬN DỤNG MÔ HÌNH SÁCH GIÁO KHOA NHẬT BẢN VÀO BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thấn Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết là một nghiên cứu tiếp theo trong chuỗi bài về việc vận dụng mô hình sách giáo khoa của Nhật Bản. Các nghiên cứu trước đây mới đề cập trên bình diện lí thuyết về mô hình SGK các môn học tương đương với môn Tự nhiên và Xã hội của nước ta ở trường tiểu học Nhật Bản. Còn bài viết này là kết quả mà chúng tôi đã vận dụng sáng tạo mô hình SGK của Nhật Bản vào thực tế biên soạn SGK môn Tự nhiên và Xã hội ở Việt Nam. Bài viết đề cập đến cách cấu trúc sách, cấu trúc một bài học, cách thiết kế các hoạt động theo hướng tăng cường cho học sinh trải nghiệm, vận dụng vào thực tế cuộc sống và quan điểm tích hợp trong việc biên soạn SGK môn Tự nhiên và Xã hội. Từ khóa: sách giáo khoa, môn Tự nhiên và Xã hội, môn Cuộc sống, tích hợp, cách thiết kế. 1. Mở đầu Mô hình là hình mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật hay hình thức diễn đạt hết sức ngắn ngọn các đặc trưng chủ yếu của một đối tượng. Mô hình sách giáo khoa được hiểu là mô phỏng cấu trúc của sách giáo khoa. Mô phỏng này bao gồm các yếu tố cấu thành sách giáo khoa cũng như các quan điểm thể hiện cấu trúc, cách tiếp cận nội dung được trình bày trong sách. Để tìm hiểu về cách viết sách giáo khoa thì việc nghiên cứu mô hình sách là cần thiết. Ngay từ khi nghiên cứu để đón đầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chúng tôi đã tìm kiếm ý tưởng biên soạn của nhiều bộ sách giáo khoa trên thế giới. Cùng là nước có nền văn hóa Á Đông, song giáo dục Nhật Bản đã sớm gặt hái được những thành tựu to lớn là cơ sở cho sự phát triển kinh tế và phồn thịnh của quốc gia này trong hơn nửa thế kỷ qua. Nghiên cứu, tìm hiểu mô hình sách giáo khoa của Nhật Bản đã được đặt ra trong suốt nhiều năm nay. Bộ sách giáo khoa của Nhật Bản đã được chúng tôi lựa chọn và vận dụng chủ yếu vào việc biên soạn sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội của nước ta đáp ứng với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Một số nghiên cứu về mô hình sách giáo khoa của Nhật Bản đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành giáo dục [1], [2], [3], [4], [5]. Trong đó, các nghiên cứu về sách giáo khoa môn Cuộc sống [1], [2] và môn Khoa học [3], đã tập trung làm sáng tỏ cấu trúc của sách giáo khoa các môn học này, các quan điểm cơ bản biên soạn sách giáo khoa như: quan điểm tích hợp, cách tiếp cận nội dung và xây dựng các hoạt động học tập coi trong tính chủ động và khám phá, đề cao tính thực hành, trải nghiệm và đề xuất những mặt có thể học tập cho việc việc biên soạn sách giáo khoa các môn học tương đương ở nước ta. Ngoài ra, nghiên cứu về “Giờ học tổng hợp” [4] trong chương trình giáo dục Nhật Bản cũng đã phân tích cách thức xây dựng chương Ngày nhận bài: 25/11/2021. Ngày sửa bài: 25/12/2021. Ngày nhận đăng: 4/1/2022. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thấn. Địa chỉ e-mail: thannt@hnue.edu.vn 56 Vận dụng mô hình sách giáo khoa Nhật Bản vào biên soạn sách giáo khoa môn tự nhiên và xã hội… trình một môn học tích hợp trong trường học của Nhật Bản bên cạnh các môn học và hoạt động truyền thống để đáp ứng những thay đổi, yêu cầu mới của giáo dục hiện đại. “Giờ học tổng hợp” ở lớp 1 và lớp 2 được lồng ghép vào môn Cuộc sống. Tiếp đó, nghiên cứu [5] đã so sánh “giờ học tổng hợp” ở chương trình giáo dục của Nhật Bản với “Hoạt động trải nghiệm” trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 của nước ta. Từ đó chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của hai loại hình hoạt động giáo dục này ở hai nước và đề xuất những góp ý cho việc điều chỉnh Chương trình Hoạt động Trải nghiệm trong Chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam trong tương lai. Với vai trò là chủ biên và tác giả sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội thuộc bộ sách Kết nối Tri thức với Cuộc sống, những nghiên cứu về mô hình sách giáo khoa không dừng ở bình diện lý thuyết mà đã có được cơ hội áp dụng vào việc biên soạn sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội ở nước ta. Mô hình sách giáo khoa của Nhật Bản được chúng tôi đã làm sáng tỏ trong các nghiên cứu [1]-[5] là (1) cấu trúc của sách giáo khoa; (2) Các quan điểm tiếp cận, xây dựng nội dung và các hoạt động học tập của sách giáo khoa. Các quan điểm đó gồm: quan điểm tích hợp trong việc tiếp cận nội dung, cách thiết kế các bước học tập trong một bài học, cách thiết kế các hoạt động theo hướng tăng cường cho học sinh trải nghiệm, vận dụng vào thực tế cuộc sống. Bài báo này sẽ tập trung làm sáng tỏ việc vận dụng quan điểm lí luận của m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: