Vận dụng một số kỹ thuật dạy học vào giảng dạy học phần Kế toán thuế
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 438.00 KB
Lượt xem: 65
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việc nâng cao chất lượng giảng dạy kế toán nói chung và học phần kế toán thuế nói riêng phụ thuộc vào nhiều nhân tố như chuẩn đầu ra, khung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cách thức đánh giá kết quả, trong đó có thể nói phương pháp giảng dạy là một trong những nhân tố cốt lõi – cũng chính là nội dung chính được đề cập trong bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng một số kỹ thuật dạy học vào giảng dạy học phần Kế toán thuế Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC VÀO GIẢNG DẠY HỌC PHẦN KẾ TOÁN THUẾ ThS. Ngô Thị Khánh Linh Khoa Kinh tế - Trƣờng Đại học Vinh Tóm tắt Sự thay đổi liên tục của môi trường kinh tế đặt ra yêu cầu xem xét lại chất lượng của việc đào tạo sinh viên trong lĩnh vực kế toán. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy kế toán nói chung và học phần kế toán thuế nói riêng phụ thuộc vào nhiều nhân tố như chuẩn đầu ra, khung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cách thức đánh giá kết quả, … trong đó có thể nói phương pháp giảng dạy là một trong những nhân tố cốt lõi – cũng chính là nội dung chính được đề cập trong bài viết. Từ khóa: Kỹ thuật dạy học, hiệu quả giảng dạy 1. Đặt vấn đề Theo phương pháp truyền thống, bài giảng là phương pháp giảng dạy lâu đời nhất được áp dụng trong các tổ chức giáo dục, có thể dễ dàng nhận thấy phương pháp truyền thống này với các công cụ quen thuộc như phấn – bảng – kết hợp trình chiếu slides trong các lớp học. Sinh viên tham gia vào phương pháp giảng dạy này chủ yếu để lắng nghe và ghi chép lại bài học, viết ra một số ghi chú nếu cần thiết trong bài giảng, điều này mang lại một số rào cản cho giảng viên và sinh viên. Đối với sinh viên, học tập có thể trở thành một quá trình thụ động vì chỉ lắng nghe giảng viên, thậm chí chỉ biết tới những gì thầy cô nói; mức độ chú ý nghe giảng và khả năng tiếp thu của sinh viên trong lớp đối với cùng một bài giảng là khác nhau, và tỷ lệ nhớ bài khi rời lớp học cũng khác nhau. Đối với giảng viên, nhân tố trung tâm không phải người học mà là người dạy, do đó người dạy có thể chỉ thuần túy cung cấp kiến thức chứ không phát triển được kỹ năng cho người học. Phương pháp bài giảng có thể xem là một kênh truyền thông tin, đối với học phần kế toán thuế, giảng viên vẫn cần phải cung cấp các kiến thức nền tảng cho sinh viên tuy nhiên từ những rào cản đề cập ở trên thì không thể dừng lại ở mỗi phương pháp này. Vậy, tại sao cần thay đổi phương pháp giảng dạy? 36 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN Trong thời đại công nghiệp 4.0, vai trò của người làm kế toán đã có nhiều thay đổi. Sự phát triển trong công nghệ đã giúp kế toán xử lý dữ liệu và kết xuất thông tin đầu ra nhanh chóng, nhiều khâu đã được máy móc phần mềm hỗ trợ, chẳng hạn như từ hóa đơn được nhập liệu vào phần mềm kế toán, phần mềm xử lí và lên tờ khai thuế, bảng kê, sổ sách tài khoản liên quan và các báo cáo khác. Kế toán giảm tải được công việc ghi chép thông tin, và chú trọng nhiều hơn vào phân tích, giải thích thông tin. Nhiều nhà tuyển dụng, nhà quản lý đòi hỏi kế toán không còn thụ động là “người ghi sổ” hay “người chép sử” mà chủ động cung cấp được các giải pháp tối ưu cho tổ chức, sử dụng kiến thức để mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, thực hiện được chức năng tư vấn trước các tình huống kinh doanh nảy sinh trên cơ sở dung hòa tính pháp lý và lợi ích doanh nghiệp. Theo đó, kế toán cần có kỹ năng phân tích và các kỹ năng khác ngoài kiến thức lý thuyết để thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả. Các kỹ năng này cần được phát triển thông qua việc cải tiến phương pháp giảng dạy. 2. Nội dung Phương hướng cải tiến phương pháp giảng dạy Sinh viên phải là người tham gia tích cực trong quá trình học tập, không phải là người tiếp nhận thông tin thụ động Trái ngược với phương pháp giảng bài truyền thống trong đó người dạy chiếm trung tâm, cải tiến phương pháp giảng dạy hướng tới người học làm trung tâm, ủng hộ việc trao đổi ý tưởng, thể hiện quan điểm bản thân. Sinh viên từ học tập thụ động trở thành học tập tích cực, nhằm mục đích phát triển tư duy phản biện, kích thích sự sáng tạo, phát triển hứng thú học tập, hình thành trong người học ý thức như một người tham gia tích cực trong quá trình đào tạo. “Học tập tích cực chuyển trọng tâm từ những gì giáo viên nên dạy cho sinh viên sang những gì sinh viên có thể làm với tài liệu khóa học” (Sara, 2016, p130). Học để vận dụng kết hợp phát triển kỹ năng Việc học sẽ ít hiệu quả nếu giảng viên giải thích các câu hỏi và thực hiện các phép tính, và sinh viên chỉ sao chép các câu trả lời. Đối với học phần kế toán nói chung và kế toán thuế nói riêng, nếu sinh viên chỉ “ghi nhớ” mà không “hiểu” các nguyên tắc cốt lõi kế toán, bản chất thuế, bản chất của nghiệp vụ thì sẽ gặp khó khăn khi “vận dụng” kiến thức vào luận giải các tính huống phát sinh trên thực tế. Thay vì 37 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 tập trung vào ghi nhớ, phương pháp giảng dạy hướng tới các cấp độ hiểu – vận dụng – phân tích – sáng tạo. Các lớp kế toán ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng một số kỹ thuật dạy học vào giảng dạy học phần Kế toán thuế Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC VÀO GIẢNG DẠY HỌC PHẦN KẾ TOÁN THUẾ ThS. Ngô Thị Khánh Linh Khoa Kinh tế - Trƣờng Đại học Vinh Tóm tắt Sự thay đổi liên tục của môi trường kinh tế đặt ra yêu cầu xem xét lại chất lượng của việc đào tạo sinh viên trong lĩnh vực kế toán. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy kế toán nói chung và học phần kế toán thuế nói riêng phụ thuộc vào nhiều nhân tố như chuẩn đầu ra, khung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cách thức đánh giá kết quả, … trong đó có thể nói phương pháp giảng dạy là một trong những nhân tố cốt lõi – cũng chính là nội dung chính được đề cập trong bài viết. Từ khóa: Kỹ thuật dạy học, hiệu quả giảng dạy 1. Đặt vấn đề Theo phương pháp truyền thống, bài giảng là phương pháp giảng dạy lâu đời nhất được áp dụng trong các tổ chức giáo dục, có thể dễ dàng nhận thấy phương pháp truyền thống này với các công cụ quen thuộc như phấn – bảng – kết hợp trình chiếu slides trong các lớp học. Sinh viên tham gia vào phương pháp giảng dạy này chủ yếu để lắng nghe và ghi chép lại bài học, viết ra một số ghi chú nếu cần thiết trong bài giảng, điều này mang lại một số rào cản cho giảng viên và sinh viên. Đối với sinh viên, học tập có thể trở thành một quá trình thụ động vì chỉ lắng nghe giảng viên, thậm chí chỉ biết tới những gì thầy cô nói; mức độ chú ý nghe giảng và khả năng tiếp thu của sinh viên trong lớp đối với cùng một bài giảng là khác nhau, và tỷ lệ nhớ bài khi rời lớp học cũng khác nhau. Đối với giảng viên, nhân tố trung tâm không phải người học mà là người dạy, do đó người dạy có thể chỉ thuần túy cung cấp kiến thức chứ không phát triển được kỹ năng cho người học. Phương pháp bài giảng có thể xem là một kênh truyền thông tin, đối với học phần kế toán thuế, giảng viên vẫn cần phải cung cấp các kiến thức nền tảng cho sinh viên tuy nhiên từ những rào cản đề cập ở trên thì không thể dừng lại ở mỗi phương pháp này. Vậy, tại sao cần thay đổi phương pháp giảng dạy? 36 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN Trong thời đại công nghiệp 4.0, vai trò của người làm kế toán đã có nhiều thay đổi. Sự phát triển trong công nghệ đã giúp kế toán xử lý dữ liệu và kết xuất thông tin đầu ra nhanh chóng, nhiều khâu đã được máy móc phần mềm hỗ trợ, chẳng hạn như từ hóa đơn được nhập liệu vào phần mềm kế toán, phần mềm xử lí và lên tờ khai thuế, bảng kê, sổ sách tài khoản liên quan và các báo cáo khác. Kế toán giảm tải được công việc ghi chép thông tin, và chú trọng nhiều hơn vào phân tích, giải thích thông tin. Nhiều nhà tuyển dụng, nhà quản lý đòi hỏi kế toán không còn thụ động là “người ghi sổ” hay “người chép sử” mà chủ động cung cấp được các giải pháp tối ưu cho tổ chức, sử dụng kiến thức để mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, thực hiện được chức năng tư vấn trước các tình huống kinh doanh nảy sinh trên cơ sở dung hòa tính pháp lý và lợi ích doanh nghiệp. Theo đó, kế toán cần có kỹ năng phân tích và các kỹ năng khác ngoài kiến thức lý thuyết để thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả. Các kỹ năng này cần được phát triển thông qua việc cải tiến phương pháp giảng dạy. 2. Nội dung Phương hướng cải tiến phương pháp giảng dạy Sinh viên phải là người tham gia tích cực trong quá trình học tập, không phải là người tiếp nhận thông tin thụ động Trái ngược với phương pháp giảng bài truyền thống trong đó người dạy chiếm trung tâm, cải tiến phương pháp giảng dạy hướng tới người học làm trung tâm, ủng hộ việc trao đổi ý tưởng, thể hiện quan điểm bản thân. Sinh viên từ học tập thụ động trở thành học tập tích cực, nhằm mục đích phát triển tư duy phản biện, kích thích sự sáng tạo, phát triển hứng thú học tập, hình thành trong người học ý thức như một người tham gia tích cực trong quá trình đào tạo. “Học tập tích cực chuyển trọng tâm từ những gì giáo viên nên dạy cho sinh viên sang những gì sinh viên có thể làm với tài liệu khóa học” (Sara, 2016, p130). Học để vận dụng kết hợp phát triển kỹ năng Việc học sẽ ít hiệu quả nếu giảng viên giải thích các câu hỏi và thực hiện các phép tính, và sinh viên chỉ sao chép các câu trả lời. Đối với học phần kế toán nói chung và kế toán thuế nói riêng, nếu sinh viên chỉ “ghi nhớ” mà không “hiểu” các nguyên tắc cốt lõi kế toán, bản chất thuế, bản chất của nghiệp vụ thì sẽ gặp khó khăn khi “vận dụng” kiến thức vào luận giải các tính huống phát sinh trên thực tế. Thay vì 37 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 tập trung vào ghi nhớ, phương pháp giảng dạy hướng tới các cấp độ hiểu – vận dụng – phân tích – sáng tạo. Các lớp kế toán ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kế toán thuế Học phần Kế toán thuế Giảng dạy học phần kế toán thuế Công nghiệp 4.0 Kỹ thuật học tập tích cựcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kế toán máy - Kế toán hành chính sự nghiệp: Phần 2- NXB Văn hóa Thông tin (bản cập nhật)
231 trang 278 0 0 -
CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
10 trang 190 0 0 -
53 trang 162 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán thuế GTGT và TNDN tại Công ty TNHH Khách Sạn – Nhà Hàng Hoa Long
114 trang 126 0 0 -
Ứng dụng AI-Vision phát hiện sự cố trên băng chuyền trong nhà máy sản xuất thông minh
5 trang 100 0 0 -
Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên trong thời đại công nghiệp 4.0
4 trang 85 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán công nợ tại Công ty TNHH một thành viên Huế Thành
113 trang 79 0 0 -
Giáo trình Kế toán thuế (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
64 trang 67 4 0 -
9 trang 65 0 0
-
Tác động của 'bad review' đối với hình ảnh thương hiệu
16 trang 64 0 0