Danh mục

Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua bài oxygen - không khí, Khoa học tự nhiên 6

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 285.76 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, phương pháp dạy học theo dự án được vận dụng để tích hợp nội dung giáo dục môi trường không khí qua bài Oxygen - không khí, môn Khoa học tự nhiên lớp 6 với dự án “Bảo vệ bầu khí quyển” sẽ hình thành ý thức và kĩ năng hành động bảo vệ môi trường cho học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua bài oxygen - không khí, Khoa học tự nhiên 6 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ĐỂ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH QUA BÀI OXYGEN - KHÔNG KHÍ, KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Mai Thị Thanh1, Hồ Viết Ánh2, Hồ Thị Kim Hạnh2, Nguyễn Văn Nguyên Sơn2 Tóm tắt: Dạy học theo dự án là một trong những phương pháp dạy học tích cực,có khả năng thúc đẩy sự phát triển tư duy và nhận thức, kích thích sự sáng tạo, nângcao tính tích cực và chủ động cho người học. Trong bài báo này, phương pháp dạy họctheo dự án được vận dụng để tích hợp nội dung giáo dục môi trường không khí qua bàiOxygen - không khí, môn Khoa học tự nhiên lớp 6 với dự án “Bảo vệ bầu khí quyển”sẽ hình thành ý thức và kĩ năng hành động bảo vệ môi trường cho học sinh. Sự kết hợpgiữa lí thuyết và thực tiễn trong quá trình thực hiện dự án sẽ giúp học sinh phát triểntoàn diện năng lực, có nhận thức sâu rộng về môi trường và biết sống vì môi trường, gópphần thúc đẩy sự phát triển xã hội bền vững. Từ khóa: Dạy học theo dự án, bảo vệ môi trường, kĩ năng hành động, Khoa họctự nhiên. 1. Mở đầu Giáo dục môi trường (GDMT) là một trong những mục tiêu của giáo dục phát triểnbền vững, bao gồm kiến thức về môi trường và cách thức bảo vệ môi trường. Chươngtrình giáo dục phổ thông 2018 đã tích hợp một phần nội dung giáo dục môi trường vì sựphát triển bền vững trong môn Khoa học tự nhiên cho cấp trung học cơ sở, nhằm tạo ranhững công dân có nhận thức, có trách nhiệm về môi trường và biết sống vì môi trường. Dạy học theo dự án (DHTDA) là một trong những phương pháp dạy học tích cựcđang được áp dụng hiện nay. DHTDA giúp người học tích lũy kiến thức từ thực tiễn,có khả năng thúc đẩy sự phát triển tư duy và nhận thức, nâng cao tính chủ động và tinhthần trách nhiệm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi vận dụng phương pháp dạy học theo dự án đểthiết kế chủ đề “bảo vệ bầu khí quyển” trong bài Oxygen - không khí thuộc chương trìnhKhoa học tự nhiên lớp 6 nhằm giúp học sinh (HS) tích lũy kiến thức từ thực tiễn và vậndụng kiến thức đã học vào thực tiễn, nhận thức về tầm quan trọng của bầu khí quyển,hình thành ý thức và năng lực hành động bảo vệ bầu khí quyển. 2. Nội dung 2.1. Nội dung giáo dục môi trường trong bài Oxygen - không khí1. Tiến sĩ, Trường Đại học Quảng Nam2. Thạc sĩ, Trường Đại học Quảng Nam124 MAI THỊ THANH - HỒ VIẾT ÁNH - HỒ THỊ KIM HẠNH - NGUYỄN VĂN NGUYÊN SƠN Giáo dục môi trường tập trung vào mối quan hệ của loài người với môi trường tựnhiên và cách thức bảo tồn, gìn giữ và quản lí hợp lí các nguồn tài nguyên môi trường.Giáo dục phát triển bền vững “bao gồm giáo dục môi trường nhưng đặt nó trong bốicảnh rộng hơn của các yếu tố kinh tế - văn hóa và các vấn đề chính trị - xã hội về côngbằng, nghèo đói, dân chủ và chất lượng cuộc sống” (UNESCO, 2006, tr.17). Theo tác giảNguyễn Mạnh Tưởng (2021): “GDMT là một quá trình phát triển những tình huống dạy/học hiệu quả giúp người dạy và người học tham gia giải quyết những vấn đề môi trườngliên quan, đồng thời tìm ra một lối sống có trách nhiệm và được thông tin đầy đủ”. Thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững là một trong các quan điểm thiết kếchương trình giáo dục phổ thông 2018 (Bộ GD-ĐT, 2018). Chương trình môn Khoa họctự nhiên (KHTN) được xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp, bao gồm khoahọc vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái Đất. Chương trình môn KHTN còn tíchhợp, lồng ghép một số nội dung giáo dục khác, như: giáo dục kĩ thuật, giáo dục sức khoẻ,giáo dục bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, ... (Bộ GD-ĐT, 2018). Giáo dục môitrường không khí được tích hợp trong Khoa học tự nhiên lớp 6 với nội dung cụ thể nhưsau (Bộ GD-ĐT, 2018): Xác định đươc thành phần của không khí: Nitrogen, Oxygen, Carbon dioxide, hơinước,… Vai trò của không khí đối với sự sống: Oxygen điều hòa khí hậu giúp bề mặt tráiđất không quá nóng hoặc không quá lạnh; Oxygen cần cho sự hô hấp của động thực vậtvà đốt cháy nhiên liệu; Nitrogen chuyển hóa thành phân bón tự nhiên cho cây trồng khimưa dông có sấm sét; Carbon dioxide cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh,… Sự ô nhiễm không khí: thành phần không khí bị thay đổi như lượng Oxygen giảm,lượng Carbon dioxide tăng, xuất hiện các khí độc hại, khói, bụi,… Hậu quả của sự ô nhiễm không khí: ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường vàchất lượng đời sống con người, như: khí Carbon dioxide tăng lên gây hiệu ứng nhà kínhlàm biến đổi khí hậu, gây thiên tai; bụi và khí độc gây nhiều bệnh cho con người, đặcbiệt là bệnh hô hấp; gây ra mưa acid làm phá hủy các công trình xây dựng, giảm chấtlượng đất,… Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: núi lửa, cháy rừng, rác thải, khí thải từ cácphương tiện giao thông và các khu công nghiệp, … Các giải pháp bảo vệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: