Danh mục

Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học làm văn nghị luận xã hội nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 284.42 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học làm văn nghị luận xã hội nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh ở trường trung học phổ thông đề xuất một số ý kiến về việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học làm văn NLXH nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho HS trung học phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học làm văn nghị luận xã hội nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh ở trường trung học phổ thông VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VŨ NGỌC ĐỨC Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Thảo luận nhóm là phương pháp dạy học phổ biến, được ứng dụng nhiều trong dạy học hiện nay. Vận dụng phương pháp này vào từng môn học, vào từng nội dung bài học đòi hỏi tư duy vận dụng linh hoạt, sáng tạo của giáo viên. Trong môn Ngữ văn, khi dạy học làm văn nghị luận xã hội, việc lựa chọn đề tài thảo luận thích hợp, tổ chức thảo luận nhóm về đề tài xã hội một cách khoa học, biết tìm tòi các kỹ thuật dạy học nhóm phù hợp sẽ phát triển năng lực giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh. Từ khóa: thảo luận nhóm, nghị luận xã hội, năng lực giao tiếp.1. MỞ ĐẦU Trong dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học làm văn nói riêng, việc sử dụng phương phápthảo luận nhóm là một biện pháp hiệu quả để giúp học sinh (HS) hình thành và phát triển cácnăng lực như: năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề. Đây đều là nhữngnăng lực tổng thể, làm cơ sở đề hình thành các năng lực làm văn nghị luận xã hội (NLXH) tươngứng. Mặt khác, chính tính chất mở, tích hợp và phức tạp của các đề tài xã hội đòi hỏi sự cộng tácý kiến của nhiều cá nhân mới có thể giải quyết một cách thấu đáo, đa chiều, thuyết phục. Thảo luận nhóm trong dạy học làm văn NLXH là cách thức chia lớp thành nhiều nhómnhỏ, các thành viên trong nhóm trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến về một đề tài xã hội nhằm hìnhthành và phát triển các năng lực làm văn tương ứng. Bởi vậy, thảo luận nhóm là phương tiện họchỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bìnhđẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân. Về vai trò của phương pháp thảo luận nhóm trong việc hình thành và pháp triển năng lựcHS, chúng tôi cho rằng, năng lực giao tiếp (bằng ngôn ngữ nói hoặc viết) là năng lực chủ yếu vàquan trọng nhất mà phương pháp thảo luận nhóm hướng tới. Theo đó, với đề tài thảo luận thuộcphạm trù xã hội, phương pháp thảo luận nhóm sẽ góp phần quan trọng vào việc hình thành vàphát triển năng lực giao tiếp về các vấn đề xã hội cho HS. Trong bài viết này, chúng tôi đề xuấtmột số ý kiến về việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học làm văn NLXHnhằm phát triển năng lực giao tiếp cho HS trung học phổ thông.2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI2.1. Cơ chế phát triển năng lực giao tiếp trong thảo luận nhóm về đề tài xã hội Là dạng thức hoạt động đặc trưng của con người, giao tiếp tham gia vào tất cả các dạnghoạt động khác (lao động, vui chơi, học tập…) với nhiều hình thức khác nhau: giao tiếp giữa cánhân với cá nhân; giữa cá nhân với nhóm; giữa nhóm với nhóm; giữa nhóm với cộng đồng. Giaotiếp là quá trình quan hệ, tác động qua lại giữa con người và con người, trong đó con người traođổi thông tin, cảm xúc, nhận thức, đánh giá và điều chỉnh hành vi lẫn nhau, đồng thời tự điềuchỉnh hành vi của mình [5; tr. 25]. Năng lực giao tiếp trong học tập được đặc trưng bởi khả năngtrao đổi thông tin - cảm xúc bằng phương tiện ngôn ngữ nói và viết một cách chính xác, rõ ràng, 61TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016dễ hiểu, chặt chẽ, chuyên môn, hiệu quả và phù hợp. Bản chất của hoạt động thảo luận nhómtrong dạy học là một hoạt động giao tiếp tương tác đa chiều, có định hướng sư phạm, trong đócác HS trao đổi thông tin, ý tưởng về nội dung bài học nhằm lĩnh hội thông tin và điều chỉnhnhận thức một cách chủ động, từ đó hình thành và phát triển năng lực giao tiếp. Trong bài học Làm văn NLXH, việc hiểu rõ cơ chế phát triển năng lực giao tiếp trong thảoluận nhóm về đề tài xã hội sẽ là định hướng để vận dụng phương pháp dạy học này một cách cóchủ đích và phát huy hiệu quả dạy học. Cơ chế này được thực hiện như sau: trong thảo luận nhóm,thông qua sự tiếp xúc tâm lí giữa HS với HS, xoay quanh một vấn đề xã hội, HS trao đổi với nhauvề thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng qua lại với nhau. Từ đó hình thành khả nănggiao tiếp nhanh nhạy, linh hoạt, đa chiều về vấn đề xã hội. Đặc biệt là khả năng nhận thức, thuyếtphục lẫn nhau trong giao tiếp cũng sẽ được rèn luyện và phát huy thông qua thảo luận nhóm trongcác tiết học làm văn NLXH. Khi đã có được tư duy và khả năng giao tiếp như trên, HS sẽ có nănglực để viết tốt một bài làm văn NLXH - mang tư cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: