Danh mục

Vận dụng quan điểm 'Dạy học theo năng lực thực hiện' trong đào tạo đại học ngành công nghệ thông tin

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 94.69 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dạy học theo năng lực thực hiện đang được quan tâm nhiều trong đào tạo nghề và đã mang lại những hiệu quả nhất định do sự phù hợp của quan điểm dạy học này với đào tạo nghề. Tuy nhiên, trong đào tạo đại học, vấn đề này hầu như chưa được quan tâm.ệ thông tin
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng quan điểm “Dạy học theo năng lực thực hiện” trong đào tạo đại học ngành công nghệ thông tin JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 45-51 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM “DẠY HỌC THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN” TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Phạm Quang Trình Khoa Công nghệ Thông tin, Học viên Quản lí Giáo dục Tóm tắt. Dạy học theo năng lực thực hiện đang được quan tâm nhiều trong đào tạo nghề và đã mang lại những hiệu quả nhất định do sự phù hợp của quan điểm dạy học này với đào tạo nghề. Tuy nhiên, trong đào tạo đại học, vấn đề này hầu như chưa được quan tâm. Vấn đề đặt ra là liệu có thể vận quan điểm dạy học theo năng lực thực hiện trong đào tạo đại học ngành công nghệ thông tin không? Nếu có thì vận dụng như thế nào? Bài viết này đề xuất việc vận dụng quan điểm dạy học theo năng lực thực hiện trong đào tạo đại học ngành công nghệ thông tin góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội. Từ khóa: Dạy học theo năng lực thực hiện, đào tạo đại học, đào tạo nhân lực công nghệ thông tin. 1. Mở đầu Mục tiêu cụ thể về đào tạo trình độ đại học là “Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lí, quy luật tự nhiên - xã hội, có kĩ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo” [1]. Như vậy, một trong các nội dung của mục tiêu đào tạo đại học là đào tạo ra những con người lao động có kĩ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo. Trong những năm qua, các trường đại học nước ta đã đào tạo cho đất nước một đội ngũ nhân lực có trình độ đại học về CNTT đáp ứng yêu cầu về số lượng. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của chúng ta còn thấp và còn bất cập so với yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế. Một trong các nguyên nhân của thực trạng này, theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, lâu nay ngành giáo dục chủ yếu đào tạo theo khả năng cung và ước đoán cầu; sự liên kết cung cầu không sát. Điều này cho thấy rằng, việc đào tạo CNTT cần phải được quan tâm đến kĩ năng nghề nghiệp theo định hướng đầu ra. Vì vậy, có thể vận dụng quan điểm dạy học theo năng lực thực hiện trong đào tạo CNTT ở các trường đại học. Ngày nhận bài: 2-10-2012. Ngày chấp nhận đăng: 15-4-2013 Liên hệ: Phạm Quang Trình, e-mail: Trinhpq@gmail.com 45 Phạm Quang Trình 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Năng lực thực hiện 2.1.1. Các cách hiểu khác nhau về năng lực thực hiện Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực thực hiện. - Năng lực thực hiện là khả năng thực hiện được các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra. Năng lực thực hiện được coi như là sự tích hợp của kiến thức, kĩ năng, thái độ làm thành khả năng thực hiện một công việc sản xuất và được thể hiện trong thực tiễn sản xuất (Donald kirkpatrick). - Năng lực thực hiện là khả năng sản xuất của một cá nhân, khả năng đó được xác định và đo lường trong các thuật ngữ của sự thực hiện một nội dung lao động xác định, nó không chỉ dừng ở kiến thức, khả năng, thái độ hoặc kĩ năng, những vấn đề này là cần thiết nhưng bản thân nó không đủ cho một sự thực hiện có kết quả (Luật Giáo dục nghề nghiệp của Mêhicô). - Năng lực thực hiện là sự thực thi hiệu quả của các khả năng, tập trung vào sự thực hiện nhiệm vụ của một nghề nghiệp có liên quan đến các cấp trình độ yêu cầu của vị trí làm việc. Năng lực thực hiện không chỉ là khả năng thực hiện các hoạt động chuyên môn đơn thuần mà còn bao hàm cả khả năng phân tích, khả năng ra quyết định, chuyển đổi xử lí thông tin và những phẩm chất tâm lí đạo đức... được xem là cần thiết cho sự thực hiện hoản hảo của nghề nghiệp (Học viện quốc gia Empleo - Tây Ban Nha). - Năng lực được hiểu như một cấu trúc phức tạp của các thuộc tính nhân cách cần thiết cho sự thực hiện trong phạm vi hoàn cảnh cụ thể. Nó là một sự phối hợp phức tạp của các thuộc tính (kiến thức, thái độ, các nguyên tắc và kĩ năng) và các công việc phải được thực hiện trong các hoàn cảnh xác đinh. (Tổ chức ANTA - Australia) - Năng lực thực hiện là sự vận dụng các kĩ năng, kiến thức và thái độ để thực hiện các nhiệm vụ theo tiêu chuẩn công nghiệp và thương mại dưới các điều kiện hiện hành. (Tổ chức Lao động thế giới - ILO) Ở nước ta, khi nghiên cứu về đào tạo nghề nghiệp theo năng lực thực hiện cũng có các định nghĩa khác nhau, có hai định nghĩa được quan tâm nhiều nhất là: - Năng lực thực hiện (khả năng hành nghề) là khả năng củ ...

Tài liệu được xem nhiều: