Vận dụng quan điểm kiến tạo xã hội vào việc đề xuất các biện pháp quản lí lớp ở tiểu học
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 432.76 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này nhằm trình bày các biện pháp quản lí lớp học với sự vận dụng quan điểm kiến tạo xã hội. Để đề xuất các biện pháp quản lí lớp dành cho giáo viên tiểu học thực hiện phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học, các đặc trưng của quan điểm kiến tạo xã hội được sử dụng làm nền tảng cho tiếp cận vấn đề và lí thuyết về quản lí lớp được sử dụng làm khung cơ sở khoa học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng quan điểm kiến tạo xã hội vào việc đề xuất các biện pháp quản lí lớp ở tiểu họcHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0007Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 1, pp. 64-73This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO XÃ HỘI VÀO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ LỚP Ở TIỂU HỌC Ngô Vũ Thu Hằng Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết này nhằm trình bày các biện pháp quản lí lớp học với sự vận dụng quan điểm kiến tạo xã hội. Để đề xuất các biện pháp quản lí lớp dành cho giáo viên tiểu học thực hiện phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học, các đặc trưng của quan điểm kiến tạo xã hội được sử dụng làm nền tảng cho tiếp cận vấn đề và lí thuyết về quản lí lớp được sử dụng làm khung cơ sở khoa học. Có 3 biện pháp quản lí lớp chính được đề xuất với các hoạt động cụ thể được đưa ra, bao gồm: Thiết lập môi trường lớp học tích cực; Đẩy mạnh vai trò giáo viên kiến tạo xã hội; Tổ chức và phối hợp các lực lượng giáo dục. Các nghiên cứu tiếp theo có thể được thực hiện với sự tập trung tìm hiểu về việc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lí lớp ở thực tế nhà trường phổ thông, đánh giá các mức độ tác động, hiệu quả của chúng, từ đó đưa ra được những khuyến nghị cho việc thực hiện các biện pháp quản lí lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học ở trường tiểu học. Từ khoá: kiến tạo xã hội, quản lí lớp, tiểu học, giáo viên, biện pháp.1. Mở đầu “Làm thế nào để có thể phát triển một đứa trẻ một cách tốt nhất?” là câu hỏi khiến nhiềunhà nghiên cứu giáo dục (GD) phải trăn trở suy nghĩ để tìm kiếm các câu trả lời, từ đó thúc đẩysự ra đời của nhiều nghiên cứu với mục đích nhằm nâng cao chất lượng GD. Thực tế cho thấy,quan niệm về GD như thế nào sẽ chi phối việc thực hiện hoạt động GD trong thực tiễn như thếấy. Trải qua các thời kì với những đặc điểm và sự phát triển khác nhau về khoa học, văn hóa, xãhội, quan niệm về hoạt động GD cũng đã có nhiều sự thay đổi. Quan điểm kiến tạo xã hội(KTXH), được phát triển dựa trên những thành tựu về khoa học nhận thức và GD, đã và đangngày càng trở thành một lựa chọn cho nhiều chương trình, hoạt động GD ở nhiều nước, nhiềunhà trường trên thế giới, vận dụng không chỉ trong hoạt động dạy học trên lớp mà còn trong cáchoạt động GD khác ở nhà trường phổ thông nói chung [1], [2]. Bên cạnh việc dạy học (DH), quản lí lớp (QLL) cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạtđộng GD của giáo viên (GV) ở trường phổ thông, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động DH hiệu quả.Chương trình GD phổ thông 2018 [3] cũng dựa trên nền tảng của lí thuyết KTXH với địnhhướng phát triển năng lực học sinh (HS). Chương trình nhấn mạnh việc thực hiện các phươngpháp DH và đánh giá nhằm tích cực hoá người học. Để làm tốt được điều này đòi hỏi GV tiểuhọc không chỉ cần có năng lực DH tốt hơn mà còn cần có năng lực QLL tốt hơn. GV cần thựchiện được các biện pháp QLL phù hợp với quan điểm KTXH trong GD trong quá trình DH trênlớp, thống nhất với tiếp cận của chương trình GD phổ thông. Nói cách khác, nếu hiểu rằngchương trình GD phổ thông là chương trình ý tưởng thì để hiện thực hoá ý tưởng chương trìnhNgày nhận bài: 21/12/2021. Ngày sửa bài: 27/12/2021. Ngày nhận đăng: 5/1/2022.Tác giả liên hệ: Ngô Vũ Thu Hằng. Địa chỉ e-mail: hangnvt@hnue.edu.vn64 Vận dụng quan điểm kiến tạo xã hội vào việc đề xuất các biện pháp quản lí lớp ở tiểu họcthành công thì đòi hỏi GV cần thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ với tư tưởng nền tảngchung. DH không thể tách rời hoạt động QLL vì QLL được hiểu là tấm phông nền cho các hoạtđộng DH diễn ra. Mặc dù vậy, cho đến nay, các nghiên cứu vẫn tập trung nhiều vào việc xâydựng chương trình, thiết kế bài học, đề xuất các phương pháp DH nhằm phát triển năng lực HS.Có một sự thiếu vắng đáng kinh ngạc các nghiên cứu về các biện pháp QLL giúp GV tiểu họcDH hiệu quả chương trình GD phổ thông 2018. Khi GV không được trang bị năng lực QLL tốtthì việc DH của họ có nguy cơ trở về lối cũ do sự thay đổi diễn ra không đồng bộ trong thực tếgiờ học trên lớp. Bài viết này là kết quả của một hoạt động nghiên cứu nằm trong một dự ánnghiên cứu lớn về vận dụng quan điểm KTXH vào hoạt động QLL của GV tiểu học tại ViệtNam. Bài viết tập trung trình bày các biện pháp QLL với sự vận dụng quan điểm KTXH nhằmgiúp GV tiểu học có thể sử dụng để hỗ trợ việc thực hiện tốt các hoạt động GD, DH trên lớp.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Quan điểm kiến tạo xã hội HS là con người, không phải là robot. GV cũng vậy. GD, dạy học là hoạt động đào tạo,phát triển con người, chứ không phải là hoạt động “đúc người” theo khuôn mẫu cứng nhắc nàođó để tạo ra những sản phẩm “HS công nghiệp”. Nó là một quá trình, phải gần gũi và gắn liềnvới cuộc sống của HS, c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng quan điểm kiến tạo xã hội vào việc đề xuất các biện pháp quản lí lớp ở tiểu họcHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0007Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 1, pp. 64-73This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO XÃ HỘI VÀO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ LỚP Ở TIỂU HỌC Ngô Vũ Thu Hằng Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết này nhằm trình bày các biện pháp quản lí lớp học với sự vận dụng quan điểm kiến tạo xã hội. Để đề xuất các biện pháp quản lí lớp dành cho giáo viên tiểu học thực hiện phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học, các đặc trưng của quan điểm kiến tạo xã hội được sử dụng làm nền tảng cho tiếp cận vấn đề và lí thuyết về quản lí lớp được sử dụng làm khung cơ sở khoa học. Có 3 biện pháp quản lí lớp chính được đề xuất với các hoạt động cụ thể được đưa ra, bao gồm: Thiết lập môi trường lớp học tích cực; Đẩy mạnh vai trò giáo viên kiến tạo xã hội; Tổ chức và phối hợp các lực lượng giáo dục. Các nghiên cứu tiếp theo có thể được thực hiện với sự tập trung tìm hiểu về việc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lí lớp ở thực tế nhà trường phổ thông, đánh giá các mức độ tác động, hiệu quả của chúng, từ đó đưa ra được những khuyến nghị cho việc thực hiện các biện pháp quản lí lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học ở trường tiểu học. Từ khoá: kiến tạo xã hội, quản lí lớp, tiểu học, giáo viên, biện pháp.1. Mở đầu “Làm thế nào để có thể phát triển một đứa trẻ một cách tốt nhất?” là câu hỏi khiến nhiềunhà nghiên cứu giáo dục (GD) phải trăn trở suy nghĩ để tìm kiếm các câu trả lời, từ đó thúc đẩysự ra đời của nhiều nghiên cứu với mục đích nhằm nâng cao chất lượng GD. Thực tế cho thấy,quan niệm về GD như thế nào sẽ chi phối việc thực hiện hoạt động GD trong thực tiễn như thếấy. Trải qua các thời kì với những đặc điểm và sự phát triển khác nhau về khoa học, văn hóa, xãhội, quan niệm về hoạt động GD cũng đã có nhiều sự thay đổi. Quan điểm kiến tạo xã hội(KTXH), được phát triển dựa trên những thành tựu về khoa học nhận thức và GD, đã và đangngày càng trở thành một lựa chọn cho nhiều chương trình, hoạt động GD ở nhiều nước, nhiềunhà trường trên thế giới, vận dụng không chỉ trong hoạt động dạy học trên lớp mà còn trong cáchoạt động GD khác ở nhà trường phổ thông nói chung [1], [2]. Bên cạnh việc dạy học (DH), quản lí lớp (QLL) cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạtđộng GD của giáo viên (GV) ở trường phổ thông, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động DH hiệu quả.Chương trình GD phổ thông 2018 [3] cũng dựa trên nền tảng của lí thuyết KTXH với địnhhướng phát triển năng lực học sinh (HS). Chương trình nhấn mạnh việc thực hiện các phươngpháp DH và đánh giá nhằm tích cực hoá người học. Để làm tốt được điều này đòi hỏi GV tiểuhọc không chỉ cần có năng lực DH tốt hơn mà còn cần có năng lực QLL tốt hơn. GV cần thựchiện được các biện pháp QLL phù hợp với quan điểm KTXH trong GD trong quá trình DH trênlớp, thống nhất với tiếp cận của chương trình GD phổ thông. Nói cách khác, nếu hiểu rằngchương trình GD phổ thông là chương trình ý tưởng thì để hiện thực hoá ý tưởng chương trìnhNgày nhận bài: 21/12/2021. Ngày sửa bài: 27/12/2021. Ngày nhận đăng: 5/1/2022.Tác giả liên hệ: Ngô Vũ Thu Hằng. Địa chỉ e-mail: hangnvt@hnue.edu.vn64 Vận dụng quan điểm kiến tạo xã hội vào việc đề xuất các biện pháp quản lí lớp ở tiểu họcthành công thì đòi hỏi GV cần thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ với tư tưởng nền tảngchung. DH không thể tách rời hoạt động QLL vì QLL được hiểu là tấm phông nền cho các hoạtđộng DH diễn ra. Mặc dù vậy, cho đến nay, các nghiên cứu vẫn tập trung nhiều vào việc xâydựng chương trình, thiết kế bài học, đề xuất các phương pháp DH nhằm phát triển năng lực HS.Có một sự thiếu vắng đáng kinh ngạc các nghiên cứu về các biện pháp QLL giúp GV tiểu họcDH hiệu quả chương trình GD phổ thông 2018. Khi GV không được trang bị năng lực QLL tốtthì việc DH của họ có nguy cơ trở về lối cũ do sự thay đổi diễn ra không đồng bộ trong thực tếgiờ học trên lớp. Bài viết này là kết quả của một hoạt động nghiên cứu nằm trong một dự ánnghiên cứu lớn về vận dụng quan điểm KTXH vào hoạt động QLL của GV tiểu học tại ViệtNam. Bài viết tập trung trình bày các biện pháp QLL với sự vận dụng quan điểm KTXH nhằmgiúp GV tiểu học có thể sử dụng để hỗ trợ việc thực hiện tốt các hoạt động GD, DH trên lớp.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Quan điểm kiến tạo xã hội HS là con người, không phải là robot. GV cũng vậy. GD, dạy học là hoạt động đào tạo,phát triển con người, chứ không phải là hoạt động “đúc người” theo khuôn mẫu cứng nhắc nàođó để tạo ra những sản phẩm “HS công nghiệp”. Nó là một quá trình, phải gần gũi và gắn liềnvới cuộc sống của HS, c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kiến tạo xã hội Biện pháp quản lí lớp học Môi trường lớp học tích cực Nâng cao chất lượng giáo dục Kĩ năng quản lí lớp ở tiểu họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phân tích trắc lượng thư mục (Bibliometrics) trong nghiên cứu khoa học
12 trang 422 2 0 -
11 trang 108 0 0
-
5 trang 95 0 0
-
120 trang 95 1 0
-
5 trang 86 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
194 trang 75 0 0 -
110 trang 75 0 0
-
Các yếu tố cấu thành năng lực nghề nghiệp giáo viên mầm non
7 trang 64 0 0 -
4 trang 51 1 0
-
Quản lý chi ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục tỉnh Long An
6 trang 49 0 0