Danh mục

Vận dụng triết lý nhân sinh của người Việt qua tục ngữ ca dao để dạy phần văn học dân gian cho học sinh lớp 7, 8 Trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 332.58 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Triết lý nhân sinh của người Việt qua Tục ngữ, ca dao xuất phát từ việc đọc hiểu một số văn bản Văn học dân gian ở hai thể loại ca dao và tục ngữ, thấy được những giá trị to lớn về nội dung, nghệ thuật, đặc biệt là những quan niệm về cuộc sống trong cách nhìn nhận về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội, để thấy được chất trí tuệ và tinh thần nhân văn của người bình dân xưa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng triết lý nhân sinh của người Việt qua tục ngữ ca dao để dạy phần văn học dân gian cho học sinh lớp 7, 8 Trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành 258 VẬN DỤNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA NGƢỜI VIỆT QUA TỤC NGỮ CA DAO ĐỂ DẠY PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN CHO HỌC SINH LỚP 7, 8 TRƢỜNG PHỔ THÔNG THỰC HÀNH CHẤT LƢỢNG CAO NGUYỄN TẤT THÀNH Thạc sĩ : Nguyễn Thị Kim Cúc Khoa: Tiểu học và THCS Email: vonghiem5286@yahoo.com *Tóm tắt: Bài viết Triết lý nhân sinh của người Việt qua Tục ngữ, ca dao xuất phát từ việc đọc hiểu một số văn bản Văn học dân gian ở hai thể loại ca dao và tục ngữ, thấy được những giá trị to lớn về nội dung, nghệ thuật, đặc biệt là những quan niệm về cuộc sống trong cách nhìn nhận về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội, để thấy được chất trí tuệ và tinh thần nhân văn của người bình dân xưa. Từ những nghiên cứu trên, tác giả cũng vận dụng vào thực tiễn dạy học phần tục ngữ, ca dao cho học sinh lớp 7,8 trường Phổ thông THCLC Nguyễn Tất Thành nhằm giúp học sinh hiểu được ý nghĩa thực tiễn, tầm trí tuệ và giá trị nhân văn cao cả mà cha ông ta đã gửi gắm, từ đó rút ra những bài học nhân sinh. I/ Đặt vấn đề Ca dao, tục ngữ là di sản văn hoá tinh thần quý báu của dân tộc ta, được đúc kết qua thời gian, góp phần làm nên sức mạnh truyền thống của dân tộc. Đó là kho tri thức về đời sống, đạo lý làm người. Có thể thấy rõ tư tưởng, quan niệm, triết lý nhân sinh của dân tộc ta qua ca dao tục ngữ. Trong sự phát triển của xã hội khoa học công nghệ ngày càng phát triển, đời sống vật chất được nâng cao, ở một khía cạnh nào đó, các giá trị nhân văn bị đảo lộn ,việc tìm lại những giá trị tư tưởng, đạo đức truyền thống là cần thiết, và ca dao, tục ngữ chính là mạch nguồn truyền thống để chúng ta trở về, nhận ra nhưng triết lý nhân sinh sâu sắc. Nghiên cứu, tìm hiểu về ca dao, tục ngữ trên tinh thần khoa học là một việc làm cần thiết đẻ nâng cao chất lượng dạy học các giờ Tục ngữ, ca dao ở Trường Trung học cơ sở, giúp học sinh hứng thú và tác động đến nhận thức, tư tưởng đạo đức của các em. II/ Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện bài viết khoa học này, chúng tôi đã sử dụng: - Phương pháp sưu tầm. - Phương pháp khảo sát thống kê. 259 - Phương pháp so sánh, tiếp cận thi pháp học. - Dự giờ đồng nghiệp và trải nghiệm giảng dạy Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam III/ Kết quả nghiên cứu và bàn luận 1.Ca dao, tục ngữ là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành văn học dân gian. Đó là những thể loại văn học truyền miệng ra đời sớm, kết tinh những tri thức và tinh hoa trong đời sống và tình cảm của người bình dân, có vai trò quan trọng trong việc hình thành tiếng nói dân tộc. Nó được nhân dân ta sang tác, lưu truyền và gìn giữ qua nhiều thế hệ, luôn vận động và biến đổi cho phù hợp với thực tiễn đời sống. Vì vậy, ca dao, tục ngữ vừa là hiện tượng ngôn ngữ,vừa là một phương diện của ý thức xã hội phản ánh sâu sắc những kinh nghiệm sống, quan niệm ứng xử của người Việt Nam. Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm qua thời gian của người Việt Nam về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là trí khôn dân gian. Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn. Ca dao: Là phần lời của những câu hát dân gian, được nhân dân sáng tác và lưu truyền bằng miệng có ý nghĩa khái quát đời sống tinh thần, tình cảm của người bình dân, nó phản ánh phong phú và tinh tế đời sống nội tâm của con người qua các mối quan hệ với thiên nhiên, với cá nhân và cộng đồng xã hội. Qua tục ngữ và ca dao, con người Việt Nam thể hiện rõ quan niệm sống, kinh nghiệm và mang đến những bài học nhân sinh sâu sắc. 2. Nhân sinh quan của người Việt qua ca dao, tục ngữ. 2.1. Khái niệm nhân sinh quan: Vốn có nguồn gốc từ tiếng Hán, nhân sinh quan là quan niệm về sự sống con người. Con người là chủ thể đích thực của cuộc sống, có vai trò sang tạo ra lịch sử, là trung tâm của mọi sự phát triển xã hội. Vì vậy, từ xưa đến nay, con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học như Lịch sử, Triết học, Tâm lý, Y học. “Nhân sinh quan là quan niệm thành hệ thống về cuộc đời, , về ý nghĩa và mục đích sống của con người”( Đại từ điển Tiếng Việt – Nguyễn Như Ý). 260 Khái niệm này thường được người phương Đông nhắc tới nhiều. Theo tác giả Hồ Sĩ Quý; “Triết học the ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: