Danh mục

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy môn Triết học Mác – Lênin

Số trang: 31      Loại file: doc      Dung lượng: 70.00 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một di sản quý báu của dân tộc ta, việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy tư tưởng của Người là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Điều đó đã được các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước khẳng định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy môn Triết học Mác – Lênin Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy môn Triết học Mác – Lênin Tác giả : T.s. Nguyễn Thái Sơn - Trường Đại học Vinh File đính kèm: Không có Tư tưởng Hồ Chí Minh là một di sản quý báu của dân tộc ta, việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy tư tưởng của Người là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Điều đó đã được các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước khẳng định. Lịch sử cũng đã chứng tỏ rằng người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê nin một cách có hệ thống sâu sắc và truyền bá những tư tưởng đó vào Việt Nam chính là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chính vì lẽ đó mà giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê nin có mối liên hệ hữu cơ đặc biệt khăng khít, gắn bó. Trên một nền tảng văn hoá, tinh thần phương Đông vững chắc, Bác Hồ kính yêu đã tiếp nhận một cách thấu đáo những tinh hoa tư tưởng của thời đại phát sinh từ phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới. Ngày nay, việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh không thể tách rời chủ nghĩa Mác - Lê nin và ngược lại. Trong bối cảnh Việt Nam, có thể khẳng định rằng việc giảng dạy các môn khoa học Mác - Lê nin phải gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây không những là một yêu cầu đòi hỏi có tính cấp bách mà còn mang tính chiến lược lâu dài. Đại học Vinh là một trường đại học có quy mô và tầm cỡ lớn trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam. Gần 50 năm xây dựng phát triển và trưởng thành, trường đã góp phần đào tạo hàng vạn giáo viên và cán bộ nghiên cứu khoa học cho mọi miền của tổ quốc. Là trường đại học đầu tiên trên quê hương của Bác Hồ kính yêu, hơn bất kỳ một trường đại học nào khác, trường phải có nhiệm vụ đi đầu trong công tác nghiên cứu, học tập và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh. Đội ngũ cán bộ khoa GDCT coi việc thực hiện nhiệm vụ này là một vinh dự lớn lao và cũng là một trách nhiệm nặng nề. Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là một đề tài hấp dẫn và đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước quan tâm trên nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên việc nghiên cứu nhằm quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình giảng dạy triết học Mác - Lê nin vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng lớn. Những tư tưởng mà người để lại hết sức có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới chúng ta không thể không vận dụng một cách sáng tạo những tư tưởng quý báu của Người. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, theo chúng tôi, việc vận dụng những tư tưởng của Hồ Chí Minh lại càng cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt, đối với quá trình giảng dạy và học tập các môn học Mác - Lê nin việc vận dụng, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh là một yêu cầu không thể thiếu. Theo chúng tôi đây là điều kiện cực kỳ quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc giảng dạy và học tập các môn học này. Trong giai đoạn hiện nay, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn triết học Mác – Lênin có thể triển khai theo những hướng cơ bản như sau: a. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy vấn đề thế giới quan duy vật và phép biện chứng mác xít Thế giới quan là một khái niệm phức tạp. Theo từ điển tiếng Việt do giáo sư Hoàng Phê chủ biên thì thế giới quan là: “Quan niệm thành hệ thống về thế giới, về các hiện tượng tự nhiên và xã hội” (1). Theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt do nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 1998 thì thế giới quan được định nghĩa là: “Cách thức nhìn nhận và giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội thành hệ thống quan điểm thống nhất”. Trong cuốn từ điển triết học do M.Rodentan chủ biên thì thế giới quan là: “Hệ thống quan điểm, khái niệm và quan niệm về toàn bộ thế giới chung quanh mình. Theo nghĩa tổng quát, đó là toàn bộ những quan điểm về thế giới, về những hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội: các quan điểm triết học, xã hội và chính trị, luân lý, mỹ học, khoa học...” (2). Như vậy thế giới quan là một hệ thống các quan niệm, quan điểm của con người về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới nhằm giải đáp những vấn đề về mục đích, ý nghĩa cuộc sống của con người. Trong hệ thống đó, các quan điểm triết học hợp thành hạt nhân chủ yếu và có tầm quan trọng đặc biệt. Các quan điểm triết học có vai trò liên kết các hiểu biết khác của con người, các quan điểm chính trị, xã hội, luân lý, đạo đức, văn hoá, khoa học... thành hệ thống thống nhất. Vấn đề chủ yếu của một thế giới quan cũng là vấn đề cơ bản của triết học, đó chính là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay nói cách khác là vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức. Tùy theo cách nhận định, quan niệm ý thức hay vật chất cái nào có trước, cái nào đóng vai trò quyết định mà hình thành hai loại thế giới quan chủ yếu: thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật. Căn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: