Danh mục

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 871.61 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chủ nghĩa Mác- Lênin cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời xuất phát từ con người và tư tưởng của các nhà kinh điển đã soi sáng sự nghiệp giải phóng cho mỗi con người và cho cả loài người. Bài viết nhằm cung cấp những luận điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người, từ đó vận dụng vào việc xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng con người ở Việt Nam hiện nayTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 3/2016 73 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Vũ Thị Hà1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Chủ nghĩa Mác- Lênin cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời xuất phát từ con người và tư tưởng của các nhà kinh điển đã soi sáng sự nghiệp giải phóng cho mỗi con người và cho cả loài người. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Vì vậy, phát huy nhân tố con người là một việc hệ trọng, có ý nghĩa quyết định sự nghiệp cách mạng nói chung và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay. Xuất phát từ nhận định trên và để hưởng ứng theo Nghị quyết 33 - NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; bài viết nhằm cung cấp những luận điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người, từ đó vận dụng vào việc xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng con người, tình hình hiện nay1. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI có ghi rõ: “Tư tưởng Hồ Chí Minh làmột hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng ViệtNam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiệncụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếpthu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng vàdân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”[1, tr.88]. Xuyên suốt toàn bộ hệ thống đó là tư tưởng của Người về độc lập dân tộc gắnliền với chủ nghĩa xã hội; là tư tưởng về con người, về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau... Việc chútrọng giáo dục, bồi dưỡng năng lực, phẩm chất cách mạng cho con người, phát huy nhân tố1 Nhận bài ngày 02.03.2016 , gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016 Liên hệ tác giả: Vũ Thị Hà, Email: vtha@daihocthudo.edu.vnTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 3/2016 74con người - nguồn lực bảo đảm cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa..., do đó, vẫn vàluôn có tính thời sự, cấp thiết, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiềuchuyển biến, thay đổi mạnh mẽ, phức tạp như hiện nay. Hơn bao giờ hết, việc tiếp tục đisâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người và vận dụng những tư tưởngđó vào việc xây dựng con người ở Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toànquân, toàn dân, của mọi cấp, ngành, trong đó có các nhà trường.2. NỘI DUNG2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc,giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó; là con người cụ thể chứ khôngchung chung, trừu tượng. Điều đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạocách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và nhất là trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hộiở miền Bắc trước đây. Người đã chỉ rõ “xây dựng chủ nghĩa xã hội” trước hết là phải làmcho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, mọi người có công ăn việc làm, được ấm no vàđược sống đời hạnh phúc: “Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và vănhóa của nhân dân”, “... làm cho nhân dân ta có một đời sống thật sung sướng, tốt đẹp”.Người cũng nhấn mạnh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủnghĩa” [2, tr.222]. Như thế, con người thực sự là nguồn lực của mọi nguồn lực, quyết địnhsự phát triển và phồn thịnh của mỗi quốc gia. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người, đạo đức cách mạngđược coi là phẩm chất, nền tảng cốt lõi. Gánh vác sứ mệnh lớn lao là đấu tranh giải phóngdân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, người cách mạng chân chính không thểkiêu căng, vị kỷ, thiếu bản lĩnh ý chí, thiết nhiệt huyết, thiếu tài đức và nhân tâm. Sựnghiệp cách mạng thì lâu dài và và gian khổ, bởi vậy: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũthành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề,một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và điđược xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành đượcnhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [3, tr.601]. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng con người, Chủtịch Hồ Chí Minh nêu lên những tiêu c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: