Danh mục

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên vào việc giáo dục cho sinh viên hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 273.89 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung luận giải quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục cho thanh niên, sinh viên về đạo đức cách mạng, lý tưởng cách mạng và nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật. Qua đó, bài viết làm rõ phương thức giáo dục cho sinh viên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên vào việc giáo dục cho sinh viên hiện nay VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC THANH NIÊN VÀO VIỆC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY SV.Nguyễn Thị Hồng Hạnh Lớp: ĐHGDCT15A GVHD: ThS.NCS. Nguyễn Công Lập Tóm tắt: Bài viết tập trung luận giải quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dụccho thanh niên, sinh viên về đạo đức cách mạng, lý tưởng cách mạng và nâng caotrình độ văn hóa, kỹ thuật. Qua đó, bài viết làm rõ phương thức giáo dục cho sinhviên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ khóa: Giáo dục, sinh viên, thanh niên, tư tưởng Hồ Chí Minh. 1. Đặt vấn đề Thanh niên là rường cột, là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựngvà bảo vệ đất nước. Thanh niên là sức sống hiện tại và cũng chính là tương lai củadân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đứng trên tầm cao của thời đại và trí tuệ để suynghĩ về thanh niên, đánh giá vai trò của thanh niên trong thời đại. Khẳng định vị trí,vai trò đặc biệt của thanh niên Người chỉ rõ: Thanh niên là người chủ tương lai củanước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do cácthanh niên. Qua đó cho thấy, giáo dục cho sinh viên hiện nay theo tư tưởng Hồ ChíMinh là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa cả về phương diện lý luận và thực tiễn. 2. Nội dung 2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên Những năm tháng của quảng đời tuổi trẻ, được hòa mình sống, lao động,chiến đấu với nhân dân nhiều nước trên thế giới, Hồ Chí Minh có điều kiện hiểubiết thêm về vai trò của thế hệ trẻ trong sự phát tiển của lịch sử nhân loại. Chínhnhững năm tháng trong lao động, học tập, tranh đấu với một động cơ vĩ đại và nghịlực phi thường, Hồ Chí Minh nhìn nhận thanh niên từ chính góc độ của thanh niên,với tất cả đặc điểm về lứa tuổi, ước mơ, hoài bão, khát vọng của họ. Bởi vậy, quanđiểm của người về thanh niên rất gần gũi, chân thực, giản dị mà vô cùng sâu sắc.Người hiểu thanh niên như chính bản thân mình, nói với thanh niên như nói vớichính mình. 53 Trong thực tế, vai trò sức mạnh của thanh niên không phải là cái có sẵn, bấtbiến và tất yếu. Muốn huy động được sức trẻ, Người nêu ra chiến lược: “Vì lợi íchmười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [6, tr 528].Người coi chiến lược “trồng người”, coi việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻlà một trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và để sự nghiệp này đạtkết quả tốt thì phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng xã hội, trong đó trước hết làtrách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình và các đoàn thể xã hội. Vì thế, Ngườichủ trương giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn diện. Về giáo dục đạo đức, Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, mộtlãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức. Vì vậy,Người chủ trương bồi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ trên tất cả các mặt: đức, trí, thể,mỹ. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồncủa sông. Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tích cực của đạo đức trongđời sống xã hội. Trong những hoạt động xã hội, đạo đức là vấn đề luôn đặt ra với tấtcả các cá nhân để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đạo đức góp phầnhoàn thiện nhân cách con người. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sốngthiện, sống có ích, tăng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn làtoàn nhân loại. Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽkhông còn ý nghĩa.Vì thế, Người chỉ rõ vai trò và sức mạnh to lớn của đạo đức,khẳng định đạo đức là cái gốc của con người, là nền tảng vững chắc của người cáchmạng. Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa các chuẩn mực của đạo đức thành những phẩmchất cụ thể để mọi người dễ hiểu, dễ nhớ và dễ vận dụng. Đối với thanh niên:“Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc vàtinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỉ luật. Phảibảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân” [5, tr 265]. Thực hiệnlời dạy của Người, trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước Đảng và Nhà nước luôncoi trọng việc chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thanh niên trên tất cả các mặt, đồng thờitạo mọi điều kiện cho thanh niên phát huy tài năng, sức lực vào sự nghiệp của dântộc. Vì thế mỗi cá nhân phải tự mình rèn luyện bản thân để trở thành một con ngườitoàn diện trên các mặt. Về giáo dục lý tưởng cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi thanh niên là độnglực chủ yếu của cách mạng, thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ 54thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai,thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế, v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: