Danh mục

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong thực hiện chuyển đổi số ở Bệnh viện 199 hiện nay

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 714.90 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, chấp nhận hy sinh, gian khổ, vượt qua khó khăn, thử thách, ra sức thi đua, lập nhiều thành tích, trong đó những thành tựu trong chuyển đổi số y tế được Bộ Công an ghi nhận đó là niềm tự hào, chiến công, xây đắp nên truyền thống Công an Nhân dân Việt Nam anh hùng, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng và dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong thực hiện chuyển đổi số ở Bệnh viện 199 hiện nay VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THI ĐUA YÊU NƯỚC TRONG THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở BỆNH VIỆN 199 HIỆN NAY Lầu Văn Thanh1, Quách Hữu Trung2 Tóm tắt: Sau 75 năm thực hiện “Lời kêu gọi thi đua yêu nước”, thấm nhuần lợidạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, nhữngngười thi đua là những người yêu nước nhất”3, tập thể cán bộ chiến sĩ Công an Nhândân của Bệnh viện 199 luôn nhận thức sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từđó nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, chấp nhận hy sinh, gian khổ, vượt quakhó khăn, thử thách, ra sức thi đua, lập nhiều thành tích, trong đó những thành tựu trongchuyển đổi số y tế được Bộ Công an ghi nhận đó là niềm tự hào, chiến công, xây đắp nêntruyền thống Công an Nhân dân Việt Nam anh hùng, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệpcách mạng vẻ vang của Ðảng và dân tộc. Từ khóa: Bệnh viện 199, Chủ tịch Hồ Chí Minh, chuyển đổi số, thi đua yêu nước. 1. Mở đầu Tập thể cán bộ chiến sĩ Công an Nhân dân (CAND) của Bệnh viện 199 nói chung,đội ngũ Ban Giám đốc nói riêng luôn nhận thức sâu sắc Chủ tịch Hồ Chí Minh chính làngười xây dựng, đặt nền móng, đã nâng quan điểm về thi đua lên một tầm tư tưởng, coithi đua là một phẩm chất đạo đức, thể hiện lòng yêu nước của người Việt Nam. Từ đónêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, chấp nhận hy sinh, gian khổ, vượt qua khókhăn, thử thách, ra sức thi đua, lập nhiều thành tích, chiến công, xây đắp nên truyền thốngCAND Việt Nam anh hùng, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang củaÐảng và dân tộc. 2. Nội dung 2.1. 75 năm - “Lời kêu gọi thi đua yêu nước” của Chủ tịch Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước là hệ thống quan điểm của Chủ tịch HồChí Minh về thi đua yêu nước, được hình thành trên cơ sở tiếp thu và vận dụng sáng tạonhững quan điểm cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin về thi đua, về thi đua xã hội chủ nghĩa,về vai trò của quần chúng và truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc, cùngđường lối và thực tiễn đấu tranh cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủtịch Hồ Chí Minh. 1. Thạc sĩ, Bệnh viện 1992. TS.Bác sĩ, Bệnh viện 1993. Hồ Chí Minh toàn tập. (2011). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội. Tập 5. Trang 513. 81VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THI ĐUA YÊU NƯỚC ... Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng thi đua lên tầm tư tưởng, đường lối chính trị vàphương pháp cách mạng. Theo Người, thi đua là một trong những biện pháp của quátrình vận động cách mạng, có ý nghĩa sâu sắc, rộng lớn, thi đua không chỉ khơi dậy tiềmnăng sáng tạo của con người, mà quan trọng hơn là cải tạo bản thân con người, nêu caotinh thần yêu nước, tinh thần quốc tế, làm cho già, trẻ, gái, trai và tất cả các tầng lớp nhândân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội đều hướng tới mục đích chung. Thiđua để mọi người đều làm việc tốt hơn, nhiều hơn và “Thi đua là yêu nước, yêu nước thìphải thi đua. Và, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Cách đây 75 năm, ngày 1/5/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đuayêu nước”: “Cùng toàn thể đồng bào yêu quý, nước ta kinh tế lạc hậu, nhưng lòng yêunước và chí quật cường chẳng kém ai. Nay muốn tự cấp, tự túc, đi kịp người ta, thì chúngta phải đi mau. Vì vậy, sĩ, nông, công, thương, binh, gái trai già trẻ, toàn thể quốc dân ta,vô luận ở địa vị nào, làm công việc gì, phải ra sức tham gia cuộc Thi đua yêu nước, tứclà tăng gia sản xuất. Như thế thì: Kháng chiến nhất định thắng lợi, Kiến quốc nhất địnhthành công”4. Nội dung thi đua yêu nước của Người là phải toàn diện, phải xuất phát và phục vụnhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng, phải thiết thực, ở tất cả các lĩnh vựchoạt động của đất nước, gắn với nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, từng cấp, hướng vàocải tạo và xây dựng con người mới, hướng vào giải quyết những vấn đề cơ bản thiết thựccủa nhân dân; thi đua phải gắn với công việc hằng ngày của mỗi người.Theo Người, thựchiện phong trào thi đua yêu nước có nhiều nội dung: thi đua giết giặc lập công, thi đuatăng gia sản xuất và thi đua tiết kiệm, chống nạn tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu. Trong đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, Người đặc biệt quan tâm tới việcgiáo dục thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu trong công tác xây dựngĐảng và bộ máy chính quyền từ Trung ương tới địa phương. Nhiệm kỳ Đại hội II củaĐảng Lao động Việt Nam, Người viết nhiều bài về nội dung này: Cần tẩy sạch bệnh quanliêu mệnh lệnh (2/9/1951); Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quanliêu (tháng 3/1952); Chống quan liêu, tham ô, lãng phí (31/7/1952); Người có khoảng1300 lần nhắc đến “thi đua” và khoảng 100 lần bàn về “thi đua yêu nước” trong các tácphẩm của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến vấn đề quan liêu, tham ô, lãng phí.Với Người, quan liêu, tham ô, lãng phí là tội ác, là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội, củaChính phủ. Trên cơ sở chỉ ra tham ô, lãng phí, quan liêu là gì, Người kết luận: “Vì nhữngngười và những cơ quan lãnh đạo mắc bệnh quan liêu thành thử có mắt mà không thấysuốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắmvững. Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí. Thế là4. Hồ Chí Minh toàn tập. (2011). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội. Tập 7. Trang 357.82 LẦU VĂN THANH - QUÁCH HỮU TRUNGbệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí. Vì vậy, muốn trừsạch nạn tham ô, lãng phí, thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu”5. Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miềnNam (1954-1975), để thực h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: