Danh mục

Văn hiến Quảng Ngãi, xưa và nay

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.48 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chúng tôi được biết qua bài tham luận của Giáo sư Hoàng Chương, và của nhiều đại biểu khác, rằng Quảng Ngãi là một vùng Địa linh nhân kiệt. Bao nhiêu danh nhân, danh tướng xuất thân tại vùng nầy. Mà cũng là một trong những cái «nôi» của dân ca, âm nhạc và kịch nghệ truyền thống.I.- Vị trí của Quảng Ngãi trong lĩnh vực dân ca và âm nhạc kịch nghệ truyền thống Việt Nam. Trong toàn cõi Việt Nam, người Kinh có 4 vùng lớn trong đó âm nhạc và kịch nghệ rất dồi dào, phong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hiến Quảng Ngãi, xưa và nay Văn hiến Quảng Ngãi, xưa và nayMở đầu :Chúng tôi được biết qua bài tham luận của Giáo sư Hoàng Chương, và của nhiềuđại biểu khác, rằng Quảng Ngãi là một vùng Địa linh nhân kiệt. Bao nhi êu danhnhân, danh tướng xuất thân tại vùng nầy. Mà cũng là một trong những cái «nôi»của dân ca, âm nhạc và kịch nghệ truyền thống. I.- Vị trí của Quảng Ngãi trong lĩnh vực dân ca và âm nhạc kịch nghệtruyền thống Việt Nam. Trong toàn cõi Việt Nam, người Kinh có 4 vùng lớn trong đó âm nhạc vàkịch nghệ rất dồi dào, phong phú, có mặt trong những giai đoạn quan trọng củamột đời người, trong những sinh hoạt lao động, những lễ hội . 1° Miền Bắc : Lưu vực sông Hồng, Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá. Trong dân gian, có nhiều loại như: Hát ví, hát đúm, hát xoan, hát ghẹo, Quan họ Bắc Ninh, Ví dặm, Hát giặmNghệ Tĩnh, Hò sông Mã Thanh Hoá. Trong loại thính phòng và kịch nghệ, có: Ca trù , Hát chèo. 2° Miền Trung: Huế (Thừa Thiên ) Trên sông Hương, các cô lái đò cất cao tiếng để Hò mái nhì Hò mái đẩy ,Đêm đêm, cùng với tiếng chày nện trên cối, nông dân nam nữ đua sức thi tài quanhững câu Hò giã gạo. Trong những tiệc vui, trong phòng khách của tư nhân hay cả trong cung phủĐại nội, ban Ngũ tuyệt trổi những bản theo giọng Khách giọng Nam của nhữngbài Ca Huế. Trong các lễ lớn của Triều đình hai đội Đại Nhạc, Tiểu Nhạc, tấu những bảnNhạc cung đình. Trong rạp Duyệt thị đường, có diễn những tuồng hát bội (hay hátbộ, hát tuồng) với những đào kép giỏi được tuyển lựa. Có đội Ba Vũ biểu diễn cácvũ khúc ít được thấy trong dân gian. 3° Ở Nam Trung bộ (Liên khu 5) Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi ,cả một vùng, “lưng dựa Trường Sơn, mắt nhìn ra Biển Đông ”, có rât nhiều loạidân ca độc đáo: Hát ru, nhiều loại Hò, đặc biệt là Hò Khoan, Hò đưa linh, Hát bảtrạo. Kịch nghệ rất phong phú và nổi bật hai loại Hát bài chòi và Hát tuồng (Hátbội hay Hát bộ ) 4° Miền Nam ( lưu vực sông Cửu Long ). Trong dân gian có những câuHát ru. Trong đồng ruộng sâu đầy nước, trong những mùa cấy vang lên những câuHò lẽ, nông dân nam nữ người buông kẻ bắt những câu Hò giao duyên, Hò quốcsự, hát cho nhau những điệu Lý duyên dáng, tình tứ. Trên các con rạch nhỏ sôngdài, từ những con thuyền, người chèo cất lên những câu hò chèo thuyền, Hò đốiđáp. Trong những đêm trăng, hay nhân dịp đám hỏi đám cuới, có những nhómđờn ca tài tử thu hút nhiều thính giả mộ điệu. Những gánh hát bội, hát cải lương,đi khắp lục tỉnh diễn những vở tuồng theo nhiều loại, và người xem luôn đến chậtrạp. II Dân ca, âm nhạc kịch nghệ truyền thống vùng miền Nam Trung bộrất phong phú Nhiều dân ca dính liền với đời sống con người từ lúc sơ sanh đến lúc trở vềvới cát bụi: Hát ru (khác hẳn 3 miền Bắc Trung Nam,) Hò lao động, Hát đối caNam nữ, Hò đưa linh. Đặc biệt trong vùng nầy có loại Hò khoan , khác lối Hòkhoan các vùng khác, bao gồm những điệu hò đặc biệt từ câu Hò nghé ngọ, dẫntrâu đi cày, đuổi trâu về chuồng, Hò đi liền theo các công việc đồng áng, cấy lúa,đập lúa, xay lúa giã gạo, công việc trên cạn hay dưới nước, Hò đua ghe. Hò cái, hò con, tiếng buông tiếng bắt câu Kể câu Xô, theo nhiều thể thơ, haycâu văn biền ngẫu, nét nhạc bổng trầm, nhịp buông lơi hay dồn dập, tùy theo côngviệc nặng nhẹ, trên cạn hay dưới sông, những câu hò khoan, đa dạng với nhiều đềtài phong phú đã từng làm cho nông dân Quảng Ngãi, nhờ câu hò mà quên mệtnhọc, hăng hái làm việc, năng suất cao, và trong những dịp gặp nhau, có thể quacâu hò trao đá đổi vàng, đi đến việc gắn bó lâu dài, kết nghĩa trăm năm. Bài chòi là một trò chơi tiêu khiển trong mấy ngày Xuân, một trò chơi mangtính cách nghệ thuật. Trước khi Hát bài chòi «từ đất lên giàn», trở thành một nghệ thuật sânkhấu, bài chòi từ trò chơi đã trở thành một bộ môn nghệ thuật rất độc đáo: chỉ mộtdiễn viên, không cần dặm măt, xiêm áo lộng lẫy, động tác ước lệ, một mình đóngcả các vai trong tích truyện Thoại Khanh Châu Tuấn, và chỉ có một cây đàn nhị vàsanh sứa phụ hoạ. Nét nhạc chuyển từ điệu Cổ bản tươi vui qua điệu Xuân nữbuồn thảm, với nhịp ba bỏ một và tiếng sanh sứa đặc biệt, như tiếng ve gọi hè. Các bạn tại Bình định cho tôi nghe các loại bài chòi và tôi có dịp nghemột nghệ nhân một mình đóng nhiều vai trong trích đọan Thoại Khanh ChâuTuấn. Tôi có may mắn về nước đi diền dã, dự được Hội thảo về Bài chòi tại ThuậnHải và có dịp biết Chị Lệ Thi. Trên thế giới, người hâm mộ kịch nghệ đang say mê Pansori của TriềuTiên. Mà Pansori là một loại kịch nghệ sân khấu mà người phương Tây gọi là«Opéra à un seul acteur»( Đại ca kịch mà chỉ có một diễn viên). Nữ hay nam cũngđược, nhưng thường là nữ. Một diễn viên đóng nhiều vai mà chỉ có trên tay mộtcây quạt, hát nhìều điệu, nhiều hơi khác nhau và tiết tấu thay đổi chuyển từ chậmsang mau, mà người ...

Tài liệu được xem nhiều: