Văn hóa cà phê ở thủ đô Viên
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 336.20 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nhâm nhi tách cà phê, trò chuyện với bạn bè, đọc báo hay đơn giản chỉ ngắm nhìn khung cảnh là điều vô cùng giản dị và quen thuộc trên các đường phố ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở thủ đô Viên của Áo, uống cà phê lại được nâng lên tầm nghệ thuật, một truyền thống văn hóa vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa cà phê ở thủ đô Viên Văn hóa cà phê ở thủ đô ViênNhâm nhi tách cà phê, trò chuyện với bạn bè, đọc báo hay đơn giản chỉ ngắm nhìnkhung cảnh là điều vô cùng giản dị và quen thuộc trên các đường phố ở Việt Nam.Tuy nhiên, ở thủ đô Viên của Áo, uống cà phê lại được nâng lên tầm nghệ thuật,một truyền thống văn hóa vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vậtthể của thế giới.Có dịp đến thủ đô Viên, ít người bỏ lỡ cơ hội làm một tách cà phê tại các quán dùlà trên vỉa hè hay trong nhà. Đây là một trong những truyền thống văn hóa độc đáohiếm thấy trên thế giới. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhiều quán cà phê ởViên là nơi lui tới của giới văn nghệ sĩ, khoa học…Nhiều nhà văn đã sáng tác ngay trong quán cà phê, tạo nên dòng văn học mà ngàynay người ta gọi là dòng văn học cà phê và những nhà văn đó được gọi là nhàvăn quán cà phê. Ngày nay, các quán cà phê ở Viên được ví như phòng kháchcông cộng, nơi rất nhiều người đến để uống cà phê, ăn bánh và đọc báo. Chỉ cầngọi một tách cà phê, bạn có thể ngồi hàng giờ làm những thứ mình thích mà khôngai làm phiền. Người dân ở đây đến quán không chỉ thưởng thức cà phê mà còn đểtận hưởng một phong cách sống thi vị.Với nhiều người ở thủ đô Viên, những quán cà phê là một phần cuộc sống của họ.Nhiều người đã coi quán cà phê mà họ thường lui tới là ngôi nhà thứ hai, nơi họ cóthể gặp bạn bè, người quen nhưng cũng là nơi có thể một mình thưởng thức cái thúvui không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày. Đó là thưởng thức một táchcà phê ở một nơi mà họ ưa thích.Điểm khác biệt lớn trong các quán cà phê ở Viên là nhân viên phục vụ đều phảiqua một khóa đào tạo bài bản và không có chuyện sinh viên đi làm thêm tại đây.Cà phê được mang đến cho khách bao giờ cũng có thêm một cốc nước lọc, trên cómột cái thìa con đặt ngang úp xuống. Tất nhiên, các nhật báo của Áo và thế giới làthứ không thể thiếu để khách vừa nhâm nhi vừa có thể xem tin tức. Để khỏi quênnhững cuộc hẹn riêng tư hay công việc quan trọng, quán cà phê nào cũng treo mộtchiếc đồng hồ to tướng ở nơi dễ nhìn.Hương vị cà phê cũng như không khí ở những quán cà phê làm cho khách phươngxa đến đây khó có thể quên được. Loại cà phê đặc sản ở Viên là Einspanner,một tách cà phê lớn, có kem sữa và rắc đường mịn như bột ở trên. Người phục vụkhông hề chào mời dùng thêm bánh ngọt nhưng anh ta sẽ có mặt khi bạn cần thêmmột cốc nước hoặc khi bạn chỉ vừa thốt lên Xin lỗi! lịch sự.Không khí ấm cúng, không ồn ào trong khi mọi người vẫn nói chuyện với nhau lànét khá đặc trưng tại các quán cà phê ở Viên. Chúng thường được giấu trongnhững kiến trúc cổ với phòng ốc ấm cúng với những chùm đèn pha lê, có chùmtuổi đời đã hàng trăm năm. Một tách cà phê giá khoảng 8 nghìn VND với các dịchvụ rất thân thiện; giờ đây, người dân thủ đô Viên có thể vừa uống cà phê vừa tựhào rằng mình đang bảo vệ truyền thống văn hóa của đất nước, bởi UNESCO đãcông nhận văn hóa cà phê đặc biệt này là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa cà phê ở thủ đô Viên Văn hóa cà phê ở thủ đô ViênNhâm nhi tách cà phê, trò chuyện với bạn bè, đọc báo hay đơn giản chỉ ngắm nhìnkhung cảnh là điều vô cùng giản dị và quen thuộc trên các đường phố ở Việt Nam.Tuy nhiên, ở thủ đô Viên của Áo, uống cà phê lại được nâng lên tầm nghệ thuật,một truyền thống văn hóa vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vậtthể của thế giới.Có dịp đến thủ đô Viên, ít người bỏ lỡ cơ hội làm một tách cà phê tại các quán dùlà trên vỉa hè hay trong nhà. Đây là một trong những truyền thống văn hóa độc đáohiếm thấy trên thế giới. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhiều quán cà phê ởViên là nơi lui tới của giới văn nghệ sĩ, khoa học…Nhiều nhà văn đã sáng tác ngay trong quán cà phê, tạo nên dòng văn học mà ngàynay người ta gọi là dòng văn học cà phê và những nhà văn đó được gọi là nhàvăn quán cà phê. Ngày nay, các quán cà phê ở Viên được ví như phòng kháchcông cộng, nơi rất nhiều người đến để uống cà phê, ăn bánh và đọc báo. Chỉ cầngọi một tách cà phê, bạn có thể ngồi hàng giờ làm những thứ mình thích mà khôngai làm phiền. Người dân ở đây đến quán không chỉ thưởng thức cà phê mà còn đểtận hưởng một phong cách sống thi vị.Với nhiều người ở thủ đô Viên, những quán cà phê là một phần cuộc sống của họ.Nhiều người đã coi quán cà phê mà họ thường lui tới là ngôi nhà thứ hai, nơi họ cóthể gặp bạn bè, người quen nhưng cũng là nơi có thể một mình thưởng thức cái thúvui không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày. Đó là thưởng thức một táchcà phê ở một nơi mà họ ưa thích.Điểm khác biệt lớn trong các quán cà phê ở Viên là nhân viên phục vụ đều phảiqua một khóa đào tạo bài bản và không có chuyện sinh viên đi làm thêm tại đây.Cà phê được mang đến cho khách bao giờ cũng có thêm một cốc nước lọc, trên cómột cái thìa con đặt ngang úp xuống. Tất nhiên, các nhật báo của Áo và thế giới làthứ không thể thiếu để khách vừa nhâm nhi vừa có thể xem tin tức. Để khỏi quênnhững cuộc hẹn riêng tư hay công việc quan trọng, quán cà phê nào cũng treo mộtchiếc đồng hồ to tướng ở nơi dễ nhìn.Hương vị cà phê cũng như không khí ở những quán cà phê làm cho khách phươngxa đến đây khó có thể quên được. Loại cà phê đặc sản ở Viên là Einspanner,một tách cà phê lớn, có kem sữa và rắc đường mịn như bột ở trên. Người phục vụkhông hề chào mời dùng thêm bánh ngọt nhưng anh ta sẽ có mặt khi bạn cần thêmmột cốc nước hoặc khi bạn chỉ vừa thốt lên Xin lỗi! lịch sự.Không khí ấm cúng, không ồn ào trong khi mọi người vẫn nói chuyện với nhau lànét khá đặc trưng tại các quán cà phê ở Viên. Chúng thường được giấu trongnhững kiến trúc cổ với phòng ốc ấm cúng với những chùm đèn pha lê, có chùmtuổi đời đã hàng trăm năm. Một tách cà phê giá khoảng 8 nghìn VND với các dịchvụ rất thân thiện; giờ đây, người dân thủ đô Viên có thể vừa uống cà phê vừa tựhào rằng mình đang bảo vệ truyền thống văn hóa của đất nước, bởi UNESCO đãcông nhận văn hóa cà phê đặc biệt này là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
danh lam thắm cảnh du lịch Việt Nam văn hóa Việt Nam cẩm nang du lịch môi trường du lịch khu du lịch sinh tháiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 377 0 0 -
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 1
144 trang 327 2 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 275 1 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 196 0 0 -
42 trang 154 3 0
-
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 134 0 0 -
189 trang 129 0 0
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 122 0 0 -
65 trang 117 0 0
-
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 116 0 0