Văn hóa cổ truyền M'nông, thực trạng và một số kiến nghị
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 149.00 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Văn hóa cổ truyền M’nông, thực trạng và một số kiến nghị" tập trung phân tích một số nét về thực trạng văn hóa truyền thống của người M’nông, đồng thời đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của người M’nông. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa cổ truyền M’nông, thực trạng và một số kiến nghị VĂN HOÁ CỔ TRUYỀN M’NÔNG, THỰC TRANG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TS. Triệu Văn Thịnh Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên Tóm tắt Dân tộc M’nông có kho tàng văn học dân gian rất phong phú và đa dạng, nó làtoàn bộ nền văn hóa truyền thống của dân tộc M’nông. Văn học dân gian M’nôngmang tính nguyên hợp cao, bao gồm nhiều yếu tố, từ thần thoại, truyện cổ, luật tục,sử thi, lời nói vần đến các hình thức hát dân ca, các hình thức diễn xướng âm nhạc vàvũ đạo; từ những kiến trúc trên ngôi nhà dài đến những hoa văn trang trí trên các vậtdụng và các loại y phục; từ những quy tắc ứng xử trong cộng đồng đến các nghi lễ vàlễ hội… Tất cả đã tạo nên một kho tàng văn hóa hết sức sống động, có sức cuốn hútmạnh mẽ đối với toàn thể cộng đồng và được người M’nông lưu truyền, cất giữ hàngngàn đời nay. Kho tàng ấy đã tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộcM’nông. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện nay, văn hoá truyền thống của ngườiM’nông đang ngày càng bị mai một và có nguy cơ biến mất hoặc đã được tổ chứctheo lối hiện đại hoá và mang màu sắc thương mại; bên cạnh đó, các văn hoá vật thểđang bị buôn bán một cách vô tổ chức, không có sự kiểm soát của các cơ quan chứcnăng… Thực trạng trên đặt ra cho chúng ta rất nhiều thách thức và đòi hỏi các cấpchính quyền, các cơ quan chức năng phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm bàotồn, gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống của người M’nông.1. Một số nét về thực trạng văn hóa truyền thống của người M’nông Nền văn hoá truyền thống của người M’nông hiện nay đang ngày càng bị maimột, thực trạng này có nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân khách quan vànguyên nhân chủ quan. Trong quá trình tiếp cận với người M’nông, chúng tôi đượchọ cho biết, văn hóa cổ truyền đang dần biến mất nhanh chóng khỏi đời sống cộngđồng và rất mong muốn khôi phục lại những nét văn hóa đặc sắc của cha ông để lại. Trong những năm đất nước có chiến tranh, người M’nông phải sống rải ráctrong các nương rẫy để tránh bom đạn, do đó các nghi lễ, lễ hội truyền thống của dântộc không được tổ chức và các buổi sinh hoạt văn hoá cộng đồng cũng không đượcduy trì thường xuyên; âm thanh của các loại nhạc cụ đã vắng trong các bon làngtrong một thời gian dài. Mặt khác phần lớn số lượng các loại cồng chiêng đã bị chiếntranh tàn phá, đồng thời số cồng chiêng còn sót lại hiện nay đang bị buôn bán khôngcó tổ chức, không có sự quản lý của bất cứ một cơ quan hoặc một cấp chính quyềnnào. Rất nhiều hiện vật văn hoá vật thể như các loại cồng chiêng, các loại nhạc cụ, cácloại vật dụng sinh hoạt… đang dần đi khỏi các bon làng M’nông. Điều đáng lưu ý làhiện nay, những người trẻ tuối hầu hất không biết đánh cồng chiêng, không biết thổicác loại nhạc cụ của dân tộc mình. Những người biết đánh cồng chiêng, biết chế tácvà chơi các loại nhạc cụ của dân tộc đang ngày càng ít dần và hầu hết đã cao tuổi. Đâylà một nỗi lo rất đáng để chúng ta lưu tâm. Họ cũng cho biết, nghề đan lát và dệt thổ cẩm cũng đang mất dần khỏi các bonlàng M’nông và rất cần phải có những biện pháp tích cực mới mong bảo lưu được.Ngày xưa do không có chợ nên nhà nào cũng trồng bông để kéo sợi, dệt khố, dệt váyđể dùng trong gia đình. Ngày nay quần áo, chăn màn ở chợ bán rất nhiều mà giá cảlại rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm thổ cẩm. Người dân chỉ bỏ ra một ngày công 78đi làm cũng có thể mua được một hai bộ quần áo và một tấm mền để đắp, trong khiđó nếu dệt một bộ váy áo theo phương thức truyền thống cũng phải mất vài tháng,thậm chí cả năm trời. Hiện nay gần như không còn việc truyền dạy nghề đan lát vàdệt thổ cẩm trong cộng đồng người M’nông; chỉ còn lại rất ít các cụ bà biết dệt, thêuthổ cẩm và các cụ ông biết đan lát mây tre, nếu không có những hành động kịp thời,một thời gian ngắn nữa những người này sẽ mang những giá trị văn hóa của dân tộcvề với ông bà, tổ tiên. Trong xã hội hiện đại, các nghi lễ và lễ hội truyền thống như Lễ ăn trâu, Lễdựng nêu gọi hồn lúa, Lễ cúng bến nước… để cầu trời ban cho mưa thuận gió hoà,cho hoa màu tốt tươi gần như đã không còn trong đời sống của cộng đồng ngườiM’nông. Hiện nay những người biết cúng, biết cầu khấn trời và thần linh gần như đãkhông còn chính vì vậy mà đã rất lâu rồi người M’nông đã không tổ chức được cácnghi lễ và lễ hội truyền thống. Nếu như trước kia ở các bon làng M’nông luôn diễn racác nghi lễ và lễ hội, họ tổ chức “ăn năm uống tháng” thì bây giờ theo khảo sát củachúng tôi gần như đã không còn nét sinh hoạt văn hoá này. Các nghi thức cưới hỏi và tang ma cũng không còn được duy trì theo nhữngnghi thức truyền thống. Hiện nay, hầu hết đám cưới được tổ chức tại các nhà hàng, tổchức ăn uống linh đình mà gần như không quan tâm đến các ngh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa cổ truyền M’nông, thực trạng và một số kiến nghị VĂN HOÁ CỔ TRUYỀN M’NÔNG, THỰC TRANG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TS. Triệu Văn Thịnh Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên Tóm tắt Dân tộc M’nông có kho tàng văn học dân gian rất phong phú và đa dạng, nó làtoàn bộ nền văn hóa truyền thống của dân tộc M’nông. Văn học dân gian M’nôngmang tính nguyên hợp cao, bao gồm nhiều yếu tố, từ thần thoại, truyện cổ, luật tục,sử thi, lời nói vần đến các hình thức hát dân ca, các hình thức diễn xướng âm nhạc vàvũ đạo; từ những kiến trúc trên ngôi nhà dài đến những hoa văn trang trí trên các vậtdụng và các loại y phục; từ những quy tắc ứng xử trong cộng đồng đến các nghi lễ vàlễ hội… Tất cả đã tạo nên một kho tàng văn hóa hết sức sống động, có sức cuốn hútmạnh mẽ đối với toàn thể cộng đồng và được người M’nông lưu truyền, cất giữ hàngngàn đời nay. Kho tàng ấy đã tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộcM’nông. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện nay, văn hoá truyền thống của ngườiM’nông đang ngày càng bị mai một và có nguy cơ biến mất hoặc đã được tổ chứctheo lối hiện đại hoá và mang màu sắc thương mại; bên cạnh đó, các văn hoá vật thểđang bị buôn bán một cách vô tổ chức, không có sự kiểm soát của các cơ quan chứcnăng… Thực trạng trên đặt ra cho chúng ta rất nhiều thách thức và đòi hỏi các cấpchính quyền, các cơ quan chức năng phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm bàotồn, gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống của người M’nông.1. Một số nét về thực trạng văn hóa truyền thống của người M’nông Nền văn hoá truyền thống của người M’nông hiện nay đang ngày càng bị maimột, thực trạng này có nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân khách quan vànguyên nhân chủ quan. Trong quá trình tiếp cận với người M’nông, chúng tôi đượchọ cho biết, văn hóa cổ truyền đang dần biến mất nhanh chóng khỏi đời sống cộngđồng và rất mong muốn khôi phục lại những nét văn hóa đặc sắc của cha ông để lại. Trong những năm đất nước có chiến tranh, người M’nông phải sống rải ráctrong các nương rẫy để tránh bom đạn, do đó các nghi lễ, lễ hội truyền thống của dântộc không được tổ chức và các buổi sinh hoạt văn hoá cộng đồng cũng không đượcduy trì thường xuyên; âm thanh của các loại nhạc cụ đã vắng trong các bon làngtrong một thời gian dài. Mặt khác phần lớn số lượng các loại cồng chiêng đã bị chiếntranh tàn phá, đồng thời số cồng chiêng còn sót lại hiện nay đang bị buôn bán khôngcó tổ chức, không có sự quản lý của bất cứ một cơ quan hoặc một cấp chính quyềnnào. Rất nhiều hiện vật văn hoá vật thể như các loại cồng chiêng, các loại nhạc cụ, cácloại vật dụng sinh hoạt… đang dần đi khỏi các bon làng M’nông. Điều đáng lưu ý làhiện nay, những người trẻ tuối hầu hất không biết đánh cồng chiêng, không biết thổicác loại nhạc cụ của dân tộc mình. Những người biết đánh cồng chiêng, biết chế tácvà chơi các loại nhạc cụ của dân tộc đang ngày càng ít dần và hầu hết đã cao tuổi. Đâylà một nỗi lo rất đáng để chúng ta lưu tâm. Họ cũng cho biết, nghề đan lát và dệt thổ cẩm cũng đang mất dần khỏi các bonlàng M’nông và rất cần phải có những biện pháp tích cực mới mong bảo lưu được.Ngày xưa do không có chợ nên nhà nào cũng trồng bông để kéo sợi, dệt khố, dệt váyđể dùng trong gia đình. Ngày nay quần áo, chăn màn ở chợ bán rất nhiều mà giá cảlại rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm thổ cẩm. Người dân chỉ bỏ ra một ngày công 78đi làm cũng có thể mua được một hai bộ quần áo và một tấm mền để đắp, trong khiđó nếu dệt một bộ váy áo theo phương thức truyền thống cũng phải mất vài tháng,thậm chí cả năm trời. Hiện nay gần như không còn việc truyền dạy nghề đan lát vàdệt thổ cẩm trong cộng đồng người M’nông; chỉ còn lại rất ít các cụ bà biết dệt, thêuthổ cẩm và các cụ ông biết đan lát mây tre, nếu không có những hành động kịp thời,một thời gian ngắn nữa những người này sẽ mang những giá trị văn hóa của dân tộcvề với ông bà, tổ tiên. Trong xã hội hiện đại, các nghi lễ và lễ hội truyền thống như Lễ ăn trâu, Lễdựng nêu gọi hồn lúa, Lễ cúng bến nước… để cầu trời ban cho mưa thuận gió hoà,cho hoa màu tốt tươi gần như đã không còn trong đời sống của cộng đồng ngườiM’nông. Hiện nay những người biết cúng, biết cầu khấn trời và thần linh gần như đãkhông còn chính vì vậy mà đã rất lâu rồi người M’nông đã không tổ chức được cácnghi lễ và lễ hội truyền thống. Nếu như trước kia ở các bon làng M’nông luôn diễn racác nghi lễ và lễ hội, họ tổ chức “ăn năm uống tháng” thì bây giờ theo khảo sát củachúng tôi gần như đã không còn nét sinh hoạt văn hoá này. Các nghi thức cưới hỏi và tang ma cũng không còn được duy trì theo nhữngnghi thức truyền thống. Hiện nay, hầu hết đám cưới được tổ chức tại các nhà hàng, tổchức ăn uống linh đình mà gần như không quan tâm đến các ngh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hóa cổ truyền M’nông Dân tộc M’nông Văn học dân gian Văn hóa truyền thống dân tộc M’nông Văn học dân gian M’nông Quy tắc ứng xử cộng đồngGợi ý tài liệu liên quan:
-
2 trang 285 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 207 0 0 -
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Văn học dân gian năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 trang 119 1 0 -
114 trang 112 0 0
-
Tổng tập văn học dân gian Nam Bộ (Quyển 1): Phần 1
194 trang 107 0 0 -
Đất và người Bình Dương qua tư liệu văn học dân gian
10 trang 104 0 0 -
Tổng tập văn học dân gian Nam Bộ (Quyển 2): Phần 2
116 trang 98 0 0 -
219 trang 54 0 0
-
Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (In lần thứ V): Phần 2
49 trang 54 0 0 -
Tìm hiểu về văn hóa ứng xử - giao tiếp trong Ca dao - Tục ngữ Việt Nam: Phần 2
181 trang 51 1 0