Văn hóa doanh nhân
Số trang: 41
Loại file: doc
Dung lượng: 327.50 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Theo thống kê chưa đầy đủ, nước ta có khoảng hơn 200.000 doanh nghiệp. Song so với
quốc gia hơn 82 triệu dân như nước ta, con số đó chưa phải là nhiều. Ở Pháp có 60
triệu dân nhưng có tới 2,5 triệu doanh nhân. Đài Loan có 22 triệu dân thì có tới 1,2
triệu doanh nhân, Singapore cứ 4 người thì có một doanh nhân…, còn Việt Nam 800
người mới có một doanh nghiệp. Số lượng ít cộng với trình độ nghề nghiệp, năng lực
cạnh tranh, kiến thức pháp luật còn hạn chế đã ảnh hưởng đến “văn hóa doanh
nhân”...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa doanh nhân TÀI LIỆU ĐỌC THÊM CHƯƠNG 5 Th.s Nguyễn Thu Ngà (sưu tầm) Hành trang văn hóa doanh nghiệp khi vào “sân chơi lớn – WTO” Theo thống kê chưa đầy đủ, nước ta có khoảng hơn 200.000 doanh nghiệp. Song so với quốc gia hơn 82 triệu dân như nước ta, con số đó chưa phải là nhiều. Ở Pháp có 60 triệu dân nhưng có tới 2,5 triệu doanh nhân. Đài Loan có 22 triệu dân thì có tới 1,2 triệu doanh nhân, Singapore cứ 4 người thì có một doanh nhân…, còn Việt Nam 800 người mới có một doanh nghiệp. Số lượng ít cộng với trình độ nghề nghiệp, năng lực cạnh tranh, kiến thức pháp luật còn hạn chế đã ảnh hưởng đến “văn hóa doanh nhân” nói riêng, văn hóa kinh doanh nói chung. Một vấn đề có ý nghĩa then chốt đặt ra khi xây dựng văn hóa kinh doanh hiện nay là các doanh nghiệp Việt Nam trước hết phải xây dựng cho được văn hóa doanh nghiệp. Có thể thấy rõ điều này qua kinh nghiệm của nhiều nước phát triển mà Nhật Bản là một điển hình… Cách đây hơn 20 năm, ở khắp các nhà máy, xí nghiệp của họ luôn có một khẩu hiệu “Chất lượng sản phẩm là danh dự của quốc gia”. Nhờ thế mà cả thế giới tin tưởng, khâm phục gọi là “Made in Japan”. Có thể thấy văn hóa doanh nghiệp nằm trong văn hóa kinh doanh của một quốc gia, của một nền kinh tế. Hay nói cách khác, văn hóa doanh nghiệp là sự thể hiện văn hóa kinh doanh ở cấp độ công ty. Văn hóa doanh nghiệp được coi là bộ phận có vai trò, vị trí quan trọng mang tính quyết định, là đầu mối trung tâm của quá trình xây dựng nền văn hóa kinh doanh hiện nay. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện nay cũng chính là quá trình các doanh nghiệp phải xây dựng cho được thương hiệu của mình có chỗ đứng bền vững trên thương trường. Thương hiệu ấy là kết tinh cái “tầm” của doanh nghiệp, là cái “chất” của sản phẩm, là nét đẹp trong sản xuất, phân phối, trong quan hệ với khách hàng, với đối tác, với Nhà nước, với xã hội… Tại sao vẫn là mặt hàng cà phê tồn tại hàng thế kỷ nay ở Việt Nam mà là cà phê Trung Nguyên lại thành một sản phẩm được ưa chuộng, có thể phát triển ra quốc tế? Trong các bí quyết, có thể nhận thấy rõ ở đây đã xác lập bí quyết văn hóa trong kinh doanh. Doanh nghiệp Việt Nam đang rất năng động nắm bắt cơ hội và họ đang có một cái “tầm” văn hóa với khoảng 70% doanh nhân có tuổi đời 45. Chính công cuộc đổi mới đã sản sinh ra họ, nhất là những doanh nhân trẻ - tầng lớp doanh nhân của đổi mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận một thực tế là nhận thức của các doanh nghiệp của chúng ta hiện nay đối với việc gia nhập WTO còn rất hạn chế, khả năng tiếp cận các nguồn thông tin, khả năng tiếp xúc với quốc tế… thực sự chưa nhiều; tính minh bạch về thông tin và tài chính ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam và công tác kiểm toán, kế toán vẫn còn ở mức độ chưa cao. Trong khi đó, đã hội nhập thì đòi hỏi về vấn đề này rất cao và đây chính là một e ngại của các quốc gia đối với các nền kinh tế đang phát triển, do đó, muốn hội nhập thành công thì phải tập chung giải quyết ngay vấn đề này. Văn hóa kinh doanh, sâu xa thì có nhiều vấn đề, nhưng trước hết phải là “kinh doanh có văn hóa”. Nhưng tệ xấu như: làm hàng giả, trốn lậu thuế, ép giá, gian lận giá… sẽ phương hại không nhỏ đến sự phát triển của doanh nghiệp. Chỉ riêng một việc nhỏ như quảng cáo và bán hàng trung thực, không đưa sản phẩm khuyết tật đến tay người tiêu dùng.. cũng là cách xây dựng văn hóa kinh doanh. Có người đã ví von rằng gia nhập WTO sẽ là việc nhận một “bó hồng đầy gai” với những ai không chịu nâng tầm hội nhập của chính mình. Để hạn chế những rủi ro, thách thức trên trường đua nghiệt ngã khi gia nhập WTO, có nhiều con đường, lối đi cho các doanh nghiệp lựa chọn. Trong đó, phải khẳng định rằng việc gia nhập các hiệp hội ngành nghề là một hướng đi khả dĩ. Xây dựng cho một “văn hóa tham gia hiệp hội” cũng là đòi hỏi cần thiết đối với các doanh nghiệp trong thời gian hội nhập. Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận một thực tế là cũng còn hiện tượng doanh nghiệp chỉ thích “tự bơi giữa sóng to gió cả” mà xem nhẹ quy luật “buôn có bạn, bán có phường”. Điều này có nhiều lý do, trong đó có một nguyên nhân phải kể đến là thói quen dựa vào Nhà nước, ảnh hưởng của tư duy theo cơ chế cũ còn tàn dư khá lâu. Nên nhớ rằng, WTO là sân chơi bình đẳng mà Nhà nước không thể là “bà đỡ” cho các doanh nghiệp. Muốn “tự bơi” trong “biển lớn”, cùng với sự nỗ lực của mình, doanh nghiệp cần dựa vào các hiệp hội. Các hiệp hội sẽ giúp doanh nghiệp 4 “cái được” cơ bản để hội nhập tốt hơn, gồm: Tổ chức các hệ thống cung cấp thông tin, chính sách; Cung cấp đầy đủ những thông tin về thị trường hơn cho các doanh nghiệp; Giúp các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn các các nguồn tài chính thông qua các dự án, các chương trình hợp tác với nước ngoài; Giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước. Hiện nay cơ chế chính sách kinh tế nói chung, chính sách đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập. Hiệp hội sẽ là cầu nối giúp doanh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa doanh nhân TÀI LIỆU ĐỌC THÊM CHƯƠNG 5 Th.s Nguyễn Thu Ngà (sưu tầm) Hành trang văn hóa doanh nghiệp khi vào “sân chơi lớn – WTO” Theo thống kê chưa đầy đủ, nước ta có khoảng hơn 200.000 doanh nghiệp. Song so với quốc gia hơn 82 triệu dân như nước ta, con số đó chưa phải là nhiều. Ở Pháp có 60 triệu dân nhưng có tới 2,5 triệu doanh nhân. Đài Loan có 22 triệu dân thì có tới 1,2 triệu doanh nhân, Singapore cứ 4 người thì có một doanh nhân…, còn Việt Nam 800 người mới có một doanh nghiệp. Số lượng ít cộng với trình độ nghề nghiệp, năng lực cạnh tranh, kiến thức pháp luật còn hạn chế đã ảnh hưởng đến “văn hóa doanh nhân” nói riêng, văn hóa kinh doanh nói chung. Một vấn đề có ý nghĩa then chốt đặt ra khi xây dựng văn hóa kinh doanh hiện nay là các doanh nghiệp Việt Nam trước hết phải xây dựng cho được văn hóa doanh nghiệp. Có thể thấy rõ điều này qua kinh nghiệm của nhiều nước phát triển mà Nhật Bản là một điển hình… Cách đây hơn 20 năm, ở khắp các nhà máy, xí nghiệp của họ luôn có một khẩu hiệu “Chất lượng sản phẩm là danh dự của quốc gia”. Nhờ thế mà cả thế giới tin tưởng, khâm phục gọi là “Made in Japan”. Có thể thấy văn hóa doanh nghiệp nằm trong văn hóa kinh doanh của một quốc gia, của một nền kinh tế. Hay nói cách khác, văn hóa doanh nghiệp là sự thể hiện văn hóa kinh doanh ở cấp độ công ty. Văn hóa doanh nghiệp được coi là bộ phận có vai trò, vị trí quan trọng mang tính quyết định, là đầu mối trung tâm của quá trình xây dựng nền văn hóa kinh doanh hiện nay. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện nay cũng chính là quá trình các doanh nghiệp phải xây dựng cho được thương hiệu của mình có chỗ đứng bền vững trên thương trường. Thương hiệu ấy là kết tinh cái “tầm” của doanh nghiệp, là cái “chất” của sản phẩm, là nét đẹp trong sản xuất, phân phối, trong quan hệ với khách hàng, với đối tác, với Nhà nước, với xã hội… Tại sao vẫn là mặt hàng cà phê tồn tại hàng thế kỷ nay ở Việt Nam mà là cà phê Trung Nguyên lại thành một sản phẩm được ưa chuộng, có thể phát triển ra quốc tế? Trong các bí quyết, có thể nhận thấy rõ ở đây đã xác lập bí quyết văn hóa trong kinh doanh. Doanh nghiệp Việt Nam đang rất năng động nắm bắt cơ hội và họ đang có một cái “tầm” văn hóa với khoảng 70% doanh nhân có tuổi đời 45. Chính công cuộc đổi mới đã sản sinh ra họ, nhất là những doanh nhân trẻ - tầng lớp doanh nhân của đổi mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận một thực tế là nhận thức của các doanh nghiệp của chúng ta hiện nay đối với việc gia nhập WTO còn rất hạn chế, khả năng tiếp cận các nguồn thông tin, khả năng tiếp xúc với quốc tế… thực sự chưa nhiều; tính minh bạch về thông tin và tài chính ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam và công tác kiểm toán, kế toán vẫn còn ở mức độ chưa cao. Trong khi đó, đã hội nhập thì đòi hỏi về vấn đề này rất cao và đây chính là một e ngại của các quốc gia đối với các nền kinh tế đang phát triển, do đó, muốn hội nhập thành công thì phải tập chung giải quyết ngay vấn đề này. Văn hóa kinh doanh, sâu xa thì có nhiều vấn đề, nhưng trước hết phải là “kinh doanh có văn hóa”. Nhưng tệ xấu như: làm hàng giả, trốn lậu thuế, ép giá, gian lận giá… sẽ phương hại không nhỏ đến sự phát triển của doanh nghiệp. Chỉ riêng một việc nhỏ như quảng cáo và bán hàng trung thực, không đưa sản phẩm khuyết tật đến tay người tiêu dùng.. cũng là cách xây dựng văn hóa kinh doanh. Có người đã ví von rằng gia nhập WTO sẽ là việc nhận một “bó hồng đầy gai” với những ai không chịu nâng tầm hội nhập của chính mình. Để hạn chế những rủi ro, thách thức trên trường đua nghiệt ngã khi gia nhập WTO, có nhiều con đường, lối đi cho các doanh nghiệp lựa chọn. Trong đó, phải khẳng định rằng việc gia nhập các hiệp hội ngành nghề là một hướng đi khả dĩ. Xây dựng cho một “văn hóa tham gia hiệp hội” cũng là đòi hỏi cần thiết đối với các doanh nghiệp trong thời gian hội nhập. Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận một thực tế là cũng còn hiện tượng doanh nghiệp chỉ thích “tự bơi giữa sóng to gió cả” mà xem nhẹ quy luật “buôn có bạn, bán có phường”. Điều này có nhiều lý do, trong đó có một nguyên nhân phải kể đến là thói quen dựa vào Nhà nước, ảnh hưởng của tư duy theo cơ chế cũ còn tàn dư khá lâu. Nên nhớ rằng, WTO là sân chơi bình đẳng mà Nhà nước không thể là “bà đỡ” cho các doanh nghiệp. Muốn “tự bơi” trong “biển lớn”, cùng với sự nỗ lực của mình, doanh nghiệp cần dựa vào các hiệp hội. Các hiệp hội sẽ giúp doanh nghiệp 4 “cái được” cơ bản để hội nhập tốt hơn, gồm: Tổ chức các hệ thống cung cấp thông tin, chính sách; Cung cấp đầy đủ những thông tin về thị trường hơn cho các doanh nghiệp; Giúp các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn các các nguồn tài chính thông qua các dự án, các chương trình hợp tác với nước ngoài; Giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước. Hiện nay cơ chế chính sách kinh tế nói chung, chính sách đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập. Hiệp hội sẽ là cầu nối giúp doanh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nghệ thuật làm người nghệ thuật sống giao tiếp ứng xử giao tiếp trong công sở văn hóa doanh nghiệp văn hóa doanh nhânGợi ý tài liệu liên quan:
-
63 trang 292 0 0
-
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT
15 trang 235 0 0 -
Nghệ thuật sống - Cổ học tinh hoa
530 trang 224 0 0 -
Giáo trình Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh - PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân
22 trang 217 0 0 -
19 trang 211 0 0
-
Bộ câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp của bạn (Có đáp án)
19 trang 206 0 0 -
Dạy con, có nên cầm tay chỉ việc?
3 trang 197 0 0 -
Tìm hiểu Thuật Xử Thế Của Người Xưa
15 trang 193 0 0 -
Môi trường làm việc cho nhân viên - đôi điều cần nói!
6 trang 191 0 0 -
Những điều cần phải biết trên hành trang đời người
5 trang 191 0 0