Thông tin tài liệu:
• Thủ đô là Jakarta, gồm 17.508 hòn đảo
• Dân số khoảng 237 triệu người, đứng thứ 4
thế giới, kết hợp 250 chủng tộc.
• Là nước có dân số theo đạo Hồi đông nhất
thế giới.
• Hiến pháp Indo công nhận 6 tôn giáo chính:
Hồi giáo; Tin Lành; Cơ đốc giáo La Mã; Ấn
Độ giáo; Phật giáo; và Nho g
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa giao tiếp của INDONEXIA
Văn hóa giao tiếp của
INDONEXIA
Vài câu nói tiếng Indonexia cơ bản:
• Tôi: aku
• Xin chào: halo
• Cảm ơn: terima kasih
• Xin lỗi: maaf
• Tạm biệt: selamat tinggal
• Nice to meet you : senang bertemu dengan
Anda
• Anh yêu em: aku cinta kamu
1. Giới thiệu đất nước
Indonexia
• Thủ đô là Jakarta, gồm 17.508 hòn đảo
• Dân số khoảng 237 triệu người, đứng thứ 4
thế giới, kết hợp 250 chủng tộc.
• Là nước có dân số theo đạo Hồi đông nhất
thế giới.
• Hiến pháp Indo công nhận 6 tôn giáo chính:
Hồi giáo; Tin Lành; Cơ đốc giáo La Mã; Ấn
Độ giáo; Phật giáo; và Nho giáo.
• Lễ hội đặc trưng: Lễ Tahun Baru Masehi,
Tết Tahun Baru Hijiriah, Tết Tahun Baru
Saka, Tết Tahun Baru Imlek, Lễ hội Kasada,
Lễ hội Ramadan.
2.
Văn
hóa
giao
tiếp:
a. Phong tục tặng quà:
Người Indo thường thích tặng quà trong
những trường hợp: gặp đầu tiên, nhân dịp trở
về nhà, mời đến nhà của người Indonesia,
cảm ơn một ai đó đã giúp đỡ.
Khi nhận quà, người nhận thường nói
“Cám ơn” và đặt quà sang một bên và chỉ mở
quà ra khi nào bạn đi khỏi, quà không cần gói
và có biểu tượng của công ty hoặc đất nước
Indo.
Tránh tặng: Dao; kéo; những vật dụng dùng
trong tang lễ; rượu; hoa; những vật dụng, thức
ăn làm từ heo, chó (đối với tín đồ Hồi giáo) và
thịt bò (đối với người theo đạo Hindu).
b. Lối giao tiếp:
Người Indonesia rất coi trọng việc giữ
thể diện và họ rất lịch sự, khi giao tiếp
không được quên sử dụng chức vụ và tên
khi xưng hô với người Indonesia, được
xem là lịch sự khi chào hỏi một ai đó có
chức vụ ngang bằng hoặc cao hơn bạn.
Nên đứng dậy khi thấy người Indonesia
bước vào phòng.
Người Indonesia không phê bình trực
tiếp một người nào và thường tán thành
những điều bạn nói hơn là làm bạn mất
lòng, khi nói chuyện với họ.
Họ cũng thích nói một điều gì đó hơn là
tỏ ra không biết trả lời.
c. Cử chỉ giao tiếp lịch sự:
Không được vuốt đầu của người Indonesia
cũng như những người Châu Á, vì như thế là
mất lịch sự.
Khi chào người lớn thường không ngẩng cao
đầu mà hạ thấp cổ hay hạ thấp vai khi đi qua
để thể hiện sự tôn trọng.
Đưa hay nhận một vật gì bạn nhớ dùng tay
phải (không được dùng tay trái vì tay trái đối
với phần lớn người Indonesia là không sạch
sẽ).
Không được chống nạnh, cũng không nên
mang kính mát khi nói chuyện với người
Indonesia.
Bắt tay là thói quen của đàn ông lẫn phụ nữ
khi được giới thiệu và chào hỏi. Khi bắt tay
cần vừa phải, không nắm chặt quá cũng không
buông lơi, không giữ tay quá lâu.
Vẫy gọi một người nào đó là mở rộng bàn
tay và cử động các ngón tay theo hướng đi
xuống giống như vẫy tay chào tạm biệt
d. Phong cách giao tiếp, đàm phán của
doanh nhân ở Indonexia:
Khi gặp nhau trước lúc đàm phán, thương
nhân Hồi giáo thích cái bắt tay nhẹ và hơi gật
đầu, có thể kèm theo nụ cười. Sau khi chào,
họ thường áp hai tay vào ngực để biểu thị
rằng, lời chào của họ xuất phát từ trái tim,
cách chào này chỉ áp dụng giữa người cùng
giới.
Người Indonesia hay cười trong những tình
huống mà người nước ngoài cho là không
thích hợp.
Thông thường người có vị trí xã hội
càng cao thì tên càng dài.
Có thể có một số tên hơi khó nghe, song
người nước ngoài không nên cười vì làm
như vậy bị coi là thái độ nhạo báng.
Hầu hết người dân nước này đều coi cái
tên là rất thiêng liêng.
Thanks for
your
listening!