Danh mục

Văn hóa hối lộ thời gian toàn cầu hóa - Kỳ 2

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 76.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu văn hóa hối lộ thời gian toàn cầu hóa - kỳ 2, kinh tế - quản lý, quản lý nhà nước phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa hối lộ thời gian toàn cầu hóa - Kỳ 2 Kỳ 2: Nỗ lực ngăn chặn Văn Cường Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng việc đưa và nhận hối lộtrong bất kỳ môi trường nào đều là hành vi đi ngược lại đạo đức cộngđồng và cần phải loại bỏ triệt để. Nghiên cứu của tổ chức Minh bạchthế giới (TI) cho thấy hối lộ không chỉ kìm hãm sự phát triển của xãhội, mà còn ảnh hưởng đến dịch vụ y tế, tỷ lệ mù chữ và ô nhiễm môitrường. Trong một số trường hợp, nó còn là nguyên nhân của khủnghoảng kinh tế và chính trị. Kìm hãm phát triển 40% Trong một nghiên cứu năm 2004, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biếtmỗi năm có ít nhất 1.000 tỷ USD đã bị ném cho hoạt động hối lộ trên toàncầu, mà nạn nhân của tệ nạn này đa phần là những người nghèo. Báo cáoTham nhũng toàn cầu năm 2009 (GCR 2009) của TI cho biết cứ 5 nhà điềuhành doanh nghiệp thì có 2 người cho biết họ từng bị các quan chứcnhững lĩnh vực công vòi tiền hối lộ. “Tại những nước đang phát triển, cácquan chức và chính trị gia nhận hối lộ từ 20 triệu đến 40 triệu USD mỗinăm, tương đương 20-40% ngân sách hỗ trợ phát triển ở khu vực”, báocáo của TI viết. Trên phạm vi toàn cầu, tham nhũng khiến chi phí các dựán phát triển hoặc kinh doanh tăng từ 10% trở lên. Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 9-2009, Giám đốc Nghiên cứuchính sách TI Robin Hodess nói GCR 2009 cho thấy tham nhũng dẫn đếnnhiều hệ lụy như giảm chất lượng các dịch vụ công, tăng mức độ lãngphí của xã hội, khiến các sản phẩm kém an toàn hơn, điều kiện làm việctệ hơn. “Trong kinh doanh, tham nhũng làm tăng các rủi ro của các doanhnghiệp và khiến việc tiếp cận nguồn vốn tốn kém hơn, làm doanh nghiệpdễ tổn thương, chịu nhiều sức ép và giảm tinh thần của nhân viên. Trongxã hội, tham nhũng khiến công dân mất niềm tin vào các định chế công,các nhà chính trị và các doanh nghiệp, sau cùng làm sụp đổ hệ thống pháplý sự ổn định xã hội”, ông Hodess nói. Nhân tố tạo khủng hoảng Đặc biệt, nhiều điều kiện dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu vừa qua và cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu hiện nay có liênquan đến các rủi ro phát sinh từ hoạt động hối lộ và tham nhũng. Có thểđơn cử một số rủi ro như sự xung đột lợi ích giữa các nhà chức trách, địnhchế tài chính và giới đầu tư. Chẳng hạn, thời gian qua nhiều người nghingờ rằng các công ty đánh giá tín dụng đã nhận tiền hối lộ của các công tymà họ đánh giá để đưa ra các đánh giá sai sự thật. Hoặc như việc NHGoldman Sachs ở Phố Wall gần đây bị Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC)kiện đã nhận tiền của một công ty thứ 3 để che giấu thông tin về một góichứng khoán phái sinh, khiến giới đầu tư mất hàng tỷ USD, trong khi côngty nọ đạt lợi nhuận tương ứng. Tham nhũng hoành hành được xem là một trong những nguyên nhândẫn đến cuộc khủng hoảng của Hy Lạp hiện nay. Tờ Spiegel (Đức) chobiết từ lâu “miza” và “fakelaki” là 2 loại dầu mỡ giúp nền kinh tế Hy Lạpvận hành trơn tru. Trong đó, fakelaki (phong bì nhỏ) là khoản tiền thườngđược người Hy Lạp dùng để kích hoạt lòng từ mẫu của các bác sĩ, hoặckhi gặp rắc rối về thuế má. Ngược lại, miza là số tiền không thể đựngtrong 1 phong bì nhỏ, mà phải cần thứ gì đó lớn hơn, như vali hoặc 1 tàikhoản ngân hàng ở các thiên đường trốn thuế. Không có miza, hầu nhưchẳng công ty nước ngoài nào có thể làm ăn ở Hy Lạp. Các thương vụlàm ăn lớn với Athens thường xoay theo chiều của miza. Chẳng hạn, theoSEC, hãng xe hơi Đức Daimler đã chi miza hồi năm ngoái để lót đườngcho việc bán xe sang Hy Lạp. Ngay cả công ty đường sắt quốc doanh ĐứcDeutsche Bahn cũng từng đưa hối lộ để đạt hợp đồng xây đường sắtngầm hồi Olympic 2004 ở Athens. Tất cả các thương vụ có sự tham giacủa miza đều sinh lợi lớn. “Bất cứ ai đưa hối lộ để có được hợp đồng vớichính phủ đều nhận được lợi nhuận hàng triệu USD”, một nhà phân tíchnói. Kiên quyết chống tham nhũng Theo giới quan sát, đáng kể nhất trong các bộ luật chống thamnhũng hiện nay là đạo luật chống hoạt động tham nhũng ở nước ngoàicủa Hoa Kỳ (FCPA). Theo đạo luật này, các nhà chức trách Hoa Kỳ cóquyền khởi tố tất cả các công ty có trụ sở, chi nhánh hoặc niêm yết ở HoaKỳ và có hành vi đưa hối lộ hoặc tham nhũng ở bất kỳ nơi nào trên thếgiới. Chính bằng đạo luật này, Hoa Kỳ đã tiến hành khởi tố 2 công ty Đứclà Siemens hồi năm 2007 và Daimlers vào đầu năm nay. Trong một bài báo ra ngày 21-4, hãng tin BBC cho biết có hơn 50công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Nga cam kết sẽ không đưa hối lộ,một động thái được giới quan sát ca ngợi và xem như điển hình cần nhânrộng. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Nga-Đức, cam kết được đề xường từphía các doanh nghiệp, không phải từ điện Kremlin. Dù vậy, nó nhậnđược sự khen ngợi của cố vấn tổng thống Nga Dmitry Medvedev, ôngArkady Dvorkovich. “Chúng tôi rất vui vì các công ty nước ngoài đã lắngnghe chúng tôi và sẵn sàng giúp chúng tối chống lại tham nhũng”, ôngDvorkovich nói trên tờ nhật báo Nga ...

Tài liệu được xem nhiều: