Danh mục

Văn hóa kinh doanh

Số trang: 60      Loại file: doc      Dung lượng: 4.00 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn hoá là một khái niệm rất rộng, năm 1952 Kroeber và Kluckolm đã sưu tầm được 164định nghĩa khác nhau về văn hoá. Cho đến nay, con số định nghĩa chắc đã tiếp tục tăng lênchứ không giảm đi.Một định nghĩa kinh điển được nhiều người chấp nhận của EdwardTylor: " Văn hoá là tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạođức, luật pháp, thói quen và bất kỳ năng lực hay hành vi nào khác mà mỗi một cá nhân vớitư cách là thành viên của xã hội đạt được"....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa kinh doanh Sưu tầm: Ths. Nguyễn Hoàng Hà – Khoa Quản trị kinh doanhChương 1: Tổng quan về văn hoá kinh doanhKhái niệm văn hoáVăn hoá là một khái niệm rất rộng, năm 1952 Kroeber và Kluckolm đã sưu tầm được 164định nghĩa khác nhau về văn hoá. Cho đến nay, con số định nghĩa chắc đã tiếp tục tăng lênchứ không giảm đi.Một định nghĩa kinh điển được nhiều người chấp nhận của EdwardTylor: Văn hoá là tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạođức, luật pháp, thói quen và bất kỳ năng lực hay hành vi nào khác mà mỗi một cá nhân vớitư cách là thành viên của xã hội đạt được. Edward Hall hiểu văn hoá là một hệ thốngnhằm sáng tạo, chuyển giao, lưu trữ và chế biến thông tin. Sợi chỉ xuyên suốt tất cả cácnền văn hoá là truyền thông và giao tiếp. Văn hoá hiểu như vậy là văn hoá theo nghĩarộng, bao gồm tất cả những gì con người đã tạo ra.Theo nghĩa hẹp, văn hoá có thể đượchiểu là tổng thể các cấu trúc xã hội với các biểu hiện nghệ thuật, tôn giáo, trí tuệ củachúng, xác định một nhóm người hay một xã hội trong quan hệ với một nhóm người kháchay một xã hôị khác. Văn hoá theo nghĩa hẹp xác định đặc trưng của một dân tộc , một tộcngười, một xã hội hay một tầng lớp xã hội trong mối tương quan với các xã hội khác, dântộc khác, tộc người khác hay tầng lớp xã hội khác. Tương tự như vậy có thể hiểu văn hoádoanh nghiệp ( culture of enterprise) là Tổng thể các truyền thống của các cấu trúc và cácbí quyết kinh doanh xác lập quy tắc ứng xử nội tại, gắn bó các thành viên với nhau trongmột doanh nghiệp Nói một cách khác, đi văn hoá kinh doanh ( business culture ) bao gồm toàn bộ phương thức tiến hành kinh doanh, quản lý kinh doanh, đàm phán với các đối tác,giải quyết các nhiệm vụ xuất hiện trong quá trình kinh doanh như tổ chức doanh nghiệp,hình thành quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong doanh nghiệpTrong quan hệ giữa các doanh nghiệp, văn hoá kinh doanh có thể bao gồm môi trườngkinh doanh trong thị trường, những quy tắc ứng xử được các đối tác cùng chia sẻ, hoặcnhững truyền thống hay thói quen có tính đặc thù cho từng thị trường, từng nước hay từngnhóm đối tác. Văn hoá kinh doanh trong giao tiếp giữa các doanh nghiệp có thểhiểu là những quy tắc ứng xử bất thành văn, tuy là vô hình và không trở thànhquy định luật pháp, nhưng được các bên tham gia ngầm hiểu và cùng chấpnhận. Văn hoá kinh doanh đó rất quan trọng để tiến hành kinh doanh một cáchthuận tiện và thành công.Văn hoá kinh doanh (business culture) hay văn hoá thương mại (commercial culture) là nhữnggiá trị văn hoá gắn liền với hoạt động kinh doanh (mua bán, khâu gạch nối liền giữa sản xuất và tiêudùng) một món hàng hoá (một thương phẩm / một dịch vụ) cụ thể trong toàn cảnh mọi mối quan hệ vănhoá - xã hội khác nhau của nó. Đó là hai mặt mâu thuẫn (văn hoá: giá trị > < kinh doanh: lợi nhuận) nhưngthống nhất: giá trị văn hoá thể hiện trong hình thức mẫu mã và chất lượng sản phẩm, trong thông tin quảngcáo về sản phẩm, trong cửa hàng bày bán sản phẩm, trong phong cách giao tiếp ứng xử của người bán đốivới người mua, trong tâm lý và thị hiếu tiêu dùng, rộng ra là trong cả quá trình tổ chức sản xuất kinh doanhvới toàn bộ các khâu, các điều kiện liên quan của nó... nhằm tạo ra những chất lượng - hiệu quả kinhdoanh nhất định. 1Xét về bản chất, kinh doanh không chỉ gói gọn trong khâu lưu thông, phân phối các chiến lược thâm nhậpthị trường của các doanh nghiệp đối với các sản phẩm của mình mà nó còn phải bao quát các khâu cóquan hệ hữu cơ nhau tính từ sản xuất cho tới cả tiêu dùng. Có nghĩa rằng, xây dựng nền văn hoá kinhdoanh là một việc làm có tính thực tế mà mục tiêu cụ thể là nhằm làm cho toàn bộ quá trình sản xuất kinhdoanh, tức yếu tố đóng vai trò rất quyết định đối với nền sản xuất của đất nước trở nên ngày càng mangtính văn hoá cao thể hiện trên cả ba mặt:(1) Văn hoá doanh nhân: Văn hoá thể hiện hết ở đội ngũ những con người (gồm cả các cá nhân và các tậpthể) tham gia sản xuất kinh doanh chủ yếu thể hiện ở trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ và vốn tri thứctổng hợp, ở kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng, phương pháp tác nghiệp, ở năng lực tổ chức sản xuất kinhdoanh và sự nhạy bén với thị trường, ở đạo đức nghề nghiệp và phẩm hạnh làm người, ở ý thức công dânvà sự giác ngộ về chính trị - xã hội v.v…(2) Văn hoá thương trường: Văn hoá thể hiện trong cơ cấu tổ chức, hệ thống pháp chế, các chính sách chếđộ, trong mọi hình thức hoạt động liên quan quá trình sản xuất kinh doanh, gồm cả sự cạnh tranh v.v… tấtcả nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi tốt đẹp…(3) Văn hoá doanh nghiệp: Văn hoá tập trung và tỏa sáng trong các thiết chế, các đơn vị tổ chức sản xuấtkinh doanh thể hiện qua những biểu trưng (symbol) chung thuộc về hình thức (logo, đồng phục…) cùng cácyếu tố tạo nên thương hiệu của do ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: