Danh mục

Văn hóa kinh doanh - Văn hóa doanh nghiệp ( TS Huỳnh Quốc Thắng)

Số trang: 56      Loại file: pdf      Dung lượng: 528.20 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 26,000 VND Tải xuống file đầy đủ (56 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn hóa kinh doanh – Văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm chủ quan mà xã hộicùng góp phần xây dựng nên trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh…bởi nóchính là cơ sở khách quan có thể không chỉ tạo ra các điều kiện phát triển sản xuấtđể góp phần đáp ứng các nhu cầu sống của con người mà còn là môi trường lýtưởng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa kinh doanh - Văn hóa doanh nghiệp ( TS Huỳnh Quốc Thắng) 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PGS.TS . HUỲNH QUỐC THẮNGVăn hóa kinh doanh –văn hóa doanh nghiệp (Tài liệu tham khảo) Đối tượng: Cao học Văn hóa học Tính chất: Tài liệu kèm theo chương trình học chính khóa Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 2 LỜI MỞ ĐẦU Tập tài liệu này bao gồm một số bài viết của tác giả được công bố qua cáchội thảo, hội nghị khoa học về các chủ đề liên quan mối quan hệ kinh tế với vănhóa (theo nghĩa rộng), trong đó, Văn hóa kinh doanh – Văn hóa doanh nghiệp làmột trong những trục trung tâm của các vấn đề. Trong nghĩa hẹp, Văn hóa kinhdoanh – Văn hóa doanh nghiệp vừa như một hoạt động – thực thể xã hội (một tổchức doanh nghiệp, cơ quan đơn vị với các hoạt động mang những giá trị vật chất,tinh thần của nó…) vừa như là các mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tốchủ quan, khách quan tạo nên chất lượng và hiệu quả hoạt động của chính thực thểấy (bao gồm các thành tố Văn hóa thương hiệu, Văn hóa tổ chức, Văn hóa doanhnhân, Văn hóa giao tiếp, Văn hóa thương mại). Trên nghĩa rộng và bao quát hơn,Văn hóa kinh doanh – Văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm chủ quan mà xã hộicùng góp phần xây dựng nên trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh…bởi nóchính là cơ sở khách quan có thể không chỉ tạo ra các điều kiện phát triển sản xuấtđể góp phần đáp ứng các nhu cầu sống của con người mà còn là môi trường lýtưởng cho các cá nhân & tập thể làm việc, công tác, phát huy tri thức, tài năng,vốn chuyên môn nghiệp vụ…của mình gắn trong sự vận động, phát triển vữngchắc của các thiết chế, cơ quan, tổ chức…trong bối cảnh chung của đất nước từ xãhội nông nghiệp cổ truyền tiến lên xã hội công nghiệp hiện đại, từ cơ chế quanliêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường (định hướng xã hội chủ nghiã) và hộinhập quốc tế ngày càng sâu rộng … Gắn với một chương trình học tập chính khóa (30 tiết) bao gồm các chuyênđề về nhận thức lý luận kết hợp liên hệ thực tế chủ yếu về các thành tố Văn hóakinh doanh – Văn hóa doanh nghiệp, tập tài liệu tham khảo này giúp người học cóthêm những luận điểm, luận cứ mang tính hệ thống chặt chẽ theo từng vấn đề củatừng bài viết. Hy vọng nó sẽ có tác dụng bổ ích thực sự cho môn học theo các địnhhướng như vừa nêu cũng như cho các đề tài nghiên cứu khác nhau của người học. Tác giả 3 VĂN HÓA KINH DOANH – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN Khái niệm văn hóa được đề cập ở đây dựa trên nền tảng lấy ý thức làm cáigốc để tạo nên “tính người” cùng những gì thuộc về cái bản chất nhất làm cho conngười trở thành là những chủ thể năng động, sáng tạo trong cuộc sống, trong laođộng sản xuất. Nói tới văn hóa còn là nói tới những nguồn nội lực để con người cóthể “gieo trồng” (sáng tạo, xây dựng) và “điều chỉnh” (cải tạo) cuộc sống củamình theo định hướng vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Văn hóa vừa là hiệntượng cụ thể (tồn tại dưới dạng vật chất, tinh thần hoặc qua quan hệ ứng xử củacon người), nơi in dấu ấn bàn tay, trái tim, khối óc của con người trong hiện thựcđồng thời vừa là những giá trị trừu tượng (con người chỉ có thể thẩm nhận nó quatrình độ văn hóa đích thực của chính mình), nơi thể hiện những gì thuộc về sựthăng hoa của cuộc sống con người. Được xem là cái “nền tảng”, “vừa là mụctiêu vừa là động lực“ làm cho sự phát triển của con người và xã hội người ngàycàng thăng bằng và bền vững hơn, văn hóa có tác dụng tích cực đối với sự pháttriển của mỗi cá nhân cũng như của toàn bộ cộng đồng. Nội lực của một dân tộctrước hết là mọi nguồn lực tập hợp từ vốn văn hóa truyền thống đã tích luỹ tronglịch sử của chính dân tộc đó. Qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, gầnnhất là qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc trong thế kỷ vừa rồichẳng hạn, ai cũng thấy rõ về vai trò, vị trí của những nguồn lực vĩ đại như vậycủa văn hóa Việt Nam . Tuy nhiên, trong bối cảnh thực tế hiện nay, khi nhìn kỹ lại nền văn hóatruyền thống của dân tộc, bên cạnh mọi thế mạnh vốn có của nó chúng ta vẫn thấycòn những chỗ khiếm khuyết rất đáng lưu ý. Do hàng ngàn năm sống tự cấp tự túcbằng một nền kinh tế tiểu nông sản xuất nhỏ là phổ biến, với chế độ phong kiếnnông nghiệp cổ truyền thường xuyên đeo đuổi chính sách “trọng nông ức thương”là chủ yếu, hơn nữa lại mới vừa phải trải qua một cuộc chiến tranh dai dẳng với cơchế quan liêu bao cấp đã hằn sâu trong nếp nghĩ, nếp làm mọi người thậm chí đã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: