Danh mục

Văn hóa mẫu hệ M'nông qua phân tích SWOT

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 301.89 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày một số lý luận về phương pháp phân tích SWOT; Khái niệm chung về chế độ mẫu hệ, đồng thời, vận dụng lý thuyết SWOT để phân tích văn hóa mẫu hệ M’nông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa mẫu hệ M’nông qua phân tích SWOT TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016 VĂN HÓA MẪU HỆ M’NÔNG QUA PHÂN TÍCH SWOT Lê Thị Quỳnh Hảo1 TÓM TẮT Phương pháp phân tích SWOT là một phương pháp phân tích đối tượng ở 4 khíacạnh: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Phương pháp này chỉ ra được mối quan hệtương tác, chi phối lẫn nhau của các điểm, đưa ra được cái nhìn toàn diện về đối tượngnghiên cứu. Đây là phương pháp phù hợp trong nghiên cứu Việt Nam học định hướng ứngdụng hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số lý luận về phương phápphân tích SWOT; Khái niệm chung về chế độ mẫu hệ, đồng thời, vận dụng lý thuyết SWOTđể phân tích văn hóa mẫu hệ M’nông. Từ khóa: M’nông, mẫu hệ, người phụ nữ, văn hóa mẫu hệ, phân tích SWOT. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Phân tích SWOT là gì? Phương pháp phân tích Swot của nhóm nghiên cứu kinh tế học Marion Dosher,TS. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F.Stewart và Birger Lie đưa ra vào thập niên1960 tại Mỹ nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, tìm ra giảipháp giúp nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện hoạch định, thay đổi cung cáchquản lý. Cho đến nay, phương pháp này đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành khoahọc khác nhau, Việt Nam học là một ngành trong số đó. SWOT là từ viết tắt của các chữ cái S - Strengths (điểm mạnh), W - Weakness (điểmyếu), O - Opportunities (cơ hội), và T - Threats (thách thức/nguy cơ). Điểm mạnh là những tác nhân bên trong mang tính tích cực giúp bạn đạt được mục tiêu. Điểm yếu là những tác nhân bên trong đề tài mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăntrong việc đạt được mục tiêu của bạn. Cơ hội là những tác nhân bên ngoài đề tài (xã hội, chính phủ…) mang tính tích cựchoặc có lợi giúp bạn đạt được mục tiêu. Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài đề tài (xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cựchoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn. Điểm mạnh, điểm yếu liên quan đến các yếu tố bên trong. Đôi khi đặc điểm của cácđiểm đặc trưng này không thể thay đổi. Tuy nhiên thông thường các đặc điểm này có thểthay đổi. Cơ hội và thách thức thường là các yếu tố bên ngoài. Thách thức khó có thể tránhđược nhưng cũng có nhiều thách thức có thể thay đổi được chẳng hạn như chính sách phápluật, kinh phí… Cơ hội cũng không phải là yếu tố bất biến, chúng cũng có thể bị mất đi,hay bị thay đổi khi các yếu tố khác có sự thay đổi.1 Giảng viên khoa Quốc tế học, trường Đại học Đà Lạt70 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016 Như vậy, SWOT là một công cụ phân tích để có được một cái nhìn toàn thể nhanhchóng của một sự việc, một hiện tượng, một quá trình hay một khu vực… Các yếu tố trongSWOT có quan hệ với nhau, điểm mạnh này có thể bị triệt tiêu bởi điểm yếu kia, cơ hộinày lại phụ thuộc vào yếu tố khác… Các yếu tố này sau khi phân tích sẽ tạo ra lực kéo lựcđẩy, từ đó tạo ra cơ hội phát triển. Mục đích của phân tích SWOT là nhằm xác định thếmạnh mà bạn đang nắm giữ cũng như những điểm hạn chế cần phải khắc phục. Nói cáchkhác, SWOT chỉ ra cho bạn đâu là nơi để bạn tấn công, đâu là nơi bạn cần phòng thủ. Cuốicùng kết quả SWOT cần phải được áp dụng một cách hợp lý trong việc đề ra một kế hoạchhành động (Action plan) thông minh và hiệu quả. 1.2. Phân tích SWOT thực hiện qua 4 bước Bước 1: Xác định đối tượng, mục đích của phương pháp phân tích SWOT. Bước 2: Phân tích và liệt kê các điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weakness), cơ hội(Opportunities), thách thức (Threats) (có thể liệt kê ngẫu nhiên) vào bảng phân tích SWOT. Bước 3: Sắp xếp các yếu tố đã liệt kê ngẫu nhiên ở bước 2 theo thứ tự ưu tiên, phânloại theo các chiều cạnh lâu dài, bền vững hay không bền vững, mức độ và tiềm năng, độdễ/khó khi phát huy hay điều trị. Đây mới là tầng nông nhất của phương pháp phân tíchnày, tuy nhiên tính ứng dụng còn ít do chưa nhìn thấy được sự tác động, chi phối lẫn nhaucủa các yếu tố. Bước 4: Trong mỗi cột phải tìm được một yếu tố (điểm) quan trọng nhất, chủ chốtnhất. Từ đó phân tích sự tác động triệt tiêu lẫn nhau của các điểm trong cột này với cộtkhác. Chẳng hạn điểm mạnh này sẽ bị triệt tiêu bởi điểm yếu kia, cơ hội này phụ thuộc vàoyếu tố nào?... Bước 5: Chúng ta thu được kết quả là các yếu tố sau khi phân tích sẽ tạo ra lực kéo,lực đẩy từ đó tạo ra cơ hội phát triển. Không gian nào không thể tạo ra lực đẩy thì phải đặtnó vào khu vực không gian khác thì mới có cơ hội phát triển. Tóm lại, việc thực hiện phương pháp phân tích SWOT sẽ tạo ra cái nhìn tổng thểcho một hiện tượng, một quá trình, có thể chỉ ra được cơ hội phát triển của một khônggian bị phụ thuộc vào những yếu tố nào, yếu tố nào là chủ chốt, và nó cũng phải đối mặ ...

Tài liệu được xem nhiều: