Văn học cung đình và văn học thành thị ở Thăng Long _1
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 265.58 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Về đề tài, văn học cung đình đề cập đến những vấn đề chính trị lớn của triều đại như đường lối chính trị, đối nội và đối ngoại, vấn đề quốc gia, dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn học cung đình và văn học thành thị ở Thăng Long _1Văn học cung đình và văn học thành thị ở Thăng Long Về đề tài, văn học cung đình đề cập đến những vấn đề chính trị lớn của triều đạinhư đường lối chính trị, đối nội và đối ngoại, vấn đề quốc gia, dân tộc. Các cảm xúc, tưtưởng, hình tượng nghệ thuật đều trực tiếp hay gián tiếp có quan hệ với điểm nhìn xãhội, dân tộc của các tác giả cung đình này. Đi sâu vào các hình thức diễn ngôn và tự sựcủa văn học cung đình cũng có nhiều chuyện phức tạp. Ở hình thái điển hình của nó, cácbậc hoàng đế, các vị quý tộc khi sáng tác thơ văn, dù là kín đáo hay lộ liễu, tất nhiênphải gợi mở tinh thần đề cao, tán dương, khẳng định triều đại, khai mở cho cảm hứng“ca công tụng đức” vốn có tiềm năng không nhỏ nơi các văn sĩ triều thần gần gũi. Đó làchuyện xướng họa thơ văn của vua tôi Lê Thánh Tông với ngót 30 văn thần nổi tiếng.Nhà vua tỏ ra “khiêm tốn” với câu thơ gợi mở “Bố đức thi nhân tín vị năng/ Hoàng thiêntích phúc lũy phong đăng” (Ta tin là chưa có thể làm điều ban bố nhân, đức nhưng mayđược trời giáng phúc, cho mấy năm được mùa liên tiếp) như để thăm dò suy nghĩ củacác văn thần về mình. Tất nhiên, các văn thần thông minh đã đón bắt ý của quân vươngrất nhanh. Thân Nhân Trung viết “Cách thiên đế đức diệu toàn năng/ hiệp ứng hưutrưng bách cốc đăng” (Đức của nhà vua cảm thấu đến trời nên xảy ra điều kỳ lạ/ Điềmlành hiện ra, mùa màng tươi tốt). Đến thế kỷ XVIII, tuy song song tồn tại cung vua phủchúa, một thể chế chính trị được giới nghiên cứu gọi là “lưỡng đầu chế”, song quyềnlực thực sự nằm trong tay các chúa Trịnh(3). Mô hình diễn ngôn của văn học cung đìnhthời Lê - Trịnh có thể cho ta biết quyền lực thực sự thuộc về các chúa Trịnh điều này.Sách Lịch triều tạp kỷ chép tháng 5 năm 1717, Trịnh Cương sai các triều sĩ soạn bàichâm Biết người đem dâng để thử xem tài học súc tích đến đâu. Đặng Đình Tướng,Nguyễn Quý Đức cùng soạn bài châm Biết người dâng chúa, trong đó có những câu catụng như Cao cả thay chúa thượng ta là bậc thánh ! Thông minh tính trời (4)… Năm1721, chúa Trịnh Cương đi chơi hồ Tây, “bọn Trịnh Quán, Đặng Đình Tướng, NguyễnCông Hãng và Lê Anh Tuấn đều đi hộ giá. Chúa Trịnh đích thân làm hai bài thơ quốcâm để ban cho họ. Trong thơ có ví (chúa tôi họ) như cảnh cá gặp nước, tương đắc vớinhau. Bọn Quán đều có dâng thư ca tụng và tạ ơn nhà chúa”(5). Việc làm của TrịnhCương tựa hồ như mô phỏng cử chỉ sáng tác văn học cung đình của Lê Thánh Tông, banphát cho quần thần cơ hội để ca tụng mình, để khẳng định uy quyền tuyệt đối của mìnhhoặc khen ngợi lòng trung thành của bề tôi và văn thơ được xem như một phương tiệnhữu hiệu để thực hiện mục đích đó. Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp chúa Trịnhban, tặng thơ cho các quan lại, kể cả thơ Hán và thơ Nôm. Nhìn chung, những lối thơtụng ca cung đình, khuyến khích lòng trung thành này ít có giá trị văn học vì chúngthường khuôn sáo, công thức, thù tạc. Không ít tác giả của văn học cung đình kẻ kínđáo, người lộ liễu ca ngợi triều đại. Vua chúa thì khen ngợi quần thần, khích lệ sự cúccung tận tụy. Mặt khác, trên cương vị là những người “thống trị”, dẫn đạo xã hội (ở đây chúngta không bàn về những con đường đi đến vị trí lãnh đạo này), tác giả văn học cung đìnhcòn quan tâm đến một mảng đề tài khác- vấn đề tu dưỡng nhân cách đạo đức để xứngđáng với địa vị đó. Các bậc quan lại, công khanh, quý tộc, sĩ đại phu, tướng lãnh có thểgắn liền sự tu thân gắng chí với sự tồn vong của quốc gia Thái bình tu trí lực/ Vạn cổthử giang san (Trần Quang Khải), đó là giang sơn đất nước chung của tất cả nhưngtrước hết là giang sơn nhà Trần và người phát ngôn ở đây là Thượng tướng. Tác giả bàithơ Thuật hoài nổi tiếng Phạm Ngũ Lão tuy xuất thân từ bình dân nhưng trở thành mônkhách và con rể Trần Quốc Tuấn, rồi chính ông cũng có con gái làm thứ phi, như thế thìông nói “thẹn” khi nghe chuyện Vũ hầu là một cảm xúc hữu trách có tính khuynh hướngcủa người sẽ/ đã bước vào chốn cung đình, vào môi trường quý tộc. Trần Quốc Tuấnviết lời dụ chư tướng trong Binh gia yếu lược đã nói thẳng ra là sự tồn vong của đấtnước liên quan trực tiếp đến điền trang thái ấp, bổng lộc vinh hoa của chính ông và cáctướng lĩnh, quý tộc, từ đó mà khích lệ chư tướng có chí tiến thủ: “Chẳng những thái ấpcủa ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tanmà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộcha mẹ các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trămnăm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các người cũng khôngkhỏi mang tiếng là tướng bại trận” - một viễn cảnh đầy đe dọa nếu tầng lớp tướng lĩnhkhông chịu giữ ý chí tiến thủ. Mấy thế kỷ XIV-XV, âm vang của văn học cung đình cònthấy trong những bài thơ, phú khai thác đề tài lịch sử để gián tiếp và kín đáo gửi thôngđiệp cho các bậc quân vương chú ý đến nguyên lý đức trị tại đức bất tại hiểm. TrươngHán Siêu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn học cung đình và văn học thành thị ở Thăng Long _1Văn học cung đình và văn học thành thị ở Thăng Long Về đề tài, văn học cung đình đề cập đến những vấn đề chính trị lớn của triều đạinhư đường lối chính trị, đối nội và đối ngoại, vấn đề quốc gia, dân tộc. Các cảm xúc, tưtưởng, hình tượng nghệ thuật đều trực tiếp hay gián tiếp có quan hệ với điểm nhìn xãhội, dân tộc của các tác giả cung đình này. Đi sâu vào các hình thức diễn ngôn và tự sựcủa văn học cung đình cũng có nhiều chuyện phức tạp. Ở hình thái điển hình của nó, cácbậc hoàng đế, các vị quý tộc khi sáng tác thơ văn, dù là kín đáo hay lộ liễu, tất nhiênphải gợi mở tinh thần đề cao, tán dương, khẳng định triều đại, khai mở cho cảm hứng“ca công tụng đức” vốn có tiềm năng không nhỏ nơi các văn sĩ triều thần gần gũi. Đó làchuyện xướng họa thơ văn của vua tôi Lê Thánh Tông với ngót 30 văn thần nổi tiếng.Nhà vua tỏ ra “khiêm tốn” với câu thơ gợi mở “Bố đức thi nhân tín vị năng/ Hoàng thiêntích phúc lũy phong đăng” (Ta tin là chưa có thể làm điều ban bố nhân, đức nhưng mayđược trời giáng phúc, cho mấy năm được mùa liên tiếp) như để thăm dò suy nghĩ củacác văn thần về mình. Tất nhiên, các văn thần thông minh đã đón bắt ý của quân vươngrất nhanh. Thân Nhân Trung viết “Cách thiên đế đức diệu toàn năng/ hiệp ứng hưutrưng bách cốc đăng” (Đức của nhà vua cảm thấu đến trời nên xảy ra điều kỳ lạ/ Điềmlành hiện ra, mùa màng tươi tốt). Đến thế kỷ XVIII, tuy song song tồn tại cung vua phủchúa, một thể chế chính trị được giới nghiên cứu gọi là “lưỡng đầu chế”, song quyềnlực thực sự nằm trong tay các chúa Trịnh(3). Mô hình diễn ngôn của văn học cung đìnhthời Lê - Trịnh có thể cho ta biết quyền lực thực sự thuộc về các chúa Trịnh điều này.Sách Lịch triều tạp kỷ chép tháng 5 năm 1717, Trịnh Cương sai các triều sĩ soạn bàichâm Biết người đem dâng để thử xem tài học súc tích đến đâu. Đặng Đình Tướng,Nguyễn Quý Đức cùng soạn bài châm Biết người dâng chúa, trong đó có những câu catụng như Cao cả thay chúa thượng ta là bậc thánh ! Thông minh tính trời (4)… Năm1721, chúa Trịnh Cương đi chơi hồ Tây, “bọn Trịnh Quán, Đặng Đình Tướng, NguyễnCông Hãng và Lê Anh Tuấn đều đi hộ giá. Chúa Trịnh đích thân làm hai bài thơ quốcâm để ban cho họ. Trong thơ có ví (chúa tôi họ) như cảnh cá gặp nước, tương đắc vớinhau. Bọn Quán đều có dâng thư ca tụng và tạ ơn nhà chúa”(5). Việc làm của TrịnhCương tựa hồ như mô phỏng cử chỉ sáng tác văn học cung đình của Lê Thánh Tông, banphát cho quần thần cơ hội để ca tụng mình, để khẳng định uy quyền tuyệt đối của mìnhhoặc khen ngợi lòng trung thành của bề tôi và văn thơ được xem như một phương tiệnhữu hiệu để thực hiện mục đích đó. Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp chúa Trịnhban, tặng thơ cho các quan lại, kể cả thơ Hán và thơ Nôm. Nhìn chung, những lối thơtụng ca cung đình, khuyến khích lòng trung thành này ít có giá trị văn học vì chúngthường khuôn sáo, công thức, thù tạc. Không ít tác giả của văn học cung đình kẻ kínđáo, người lộ liễu ca ngợi triều đại. Vua chúa thì khen ngợi quần thần, khích lệ sự cúccung tận tụy. Mặt khác, trên cương vị là những người “thống trị”, dẫn đạo xã hội (ở đây chúngta không bàn về những con đường đi đến vị trí lãnh đạo này), tác giả văn học cung đìnhcòn quan tâm đến một mảng đề tài khác- vấn đề tu dưỡng nhân cách đạo đức để xứngđáng với địa vị đó. Các bậc quan lại, công khanh, quý tộc, sĩ đại phu, tướng lãnh có thểgắn liền sự tu thân gắng chí với sự tồn vong của quốc gia Thái bình tu trí lực/ Vạn cổthử giang san (Trần Quang Khải), đó là giang sơn đất nước chung của tất cả nhưngtrước hết là giang sơn nhà Trần và người phát ngôn ở đây là Thượng tướng. Tác giả bàithơ Thuật hoài nổi tiếng Phạm Ngũ Lão tuy xuất thân từ bình dân nhưng trở thành mônkhách và con rể Trần Quốc Tuấn, rồi chính ông cũng có con gái làm thứ phi, như thế thìông nói “thẹn” khi nghe chuyện Vũ hầu là một cảm xúc hữu trách có tính khuynh hướngcủa người sẽ/ đã bước vào chốn cung đình, vào môi trường quý tộc. Trần Quốc Tuấnviết lời dụ chư tướng trong Binh gia yếu lược đã nói thẳng ra là sự tồn vong của đấtnước liên quan trực tiếp đến điền trang thái ấp, bổng lộc vinh hoa của chính ông và cáctướng lĩnh, quý tộc, từ đó mà khích lệ chư tướng có chí tiến thủ: “Chẳng những thái ấpcủa ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tanmà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộcha mẹ các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trămnăm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các người cũng khôngkhỏi mang tiếng là tướng bại trận” - một viễn cảnh đầy đe dọa nếu tầng lớp tướng lĩnhkhông chịu giữ ý chí tiến thủ. Mấy thế kỷ XIV-XV, âm vang của văn học cung đình cònthấy trong những bài thơ, phú khai thác đề tài lịch sử để gián tiếp và kín đáo gửi thôngđiệp cho các bậc quân vương chú ý đến nguyên lý đức trị tại đức bất tại hiểm. TrươngHán Siêu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3398 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 788 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 749 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 716 0 0 -
6 trang 610 0 0
-
2 trang 458 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 394 0 0 -
4 trang 369 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 314 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 244 0 0