Danh mục

Văn học cung đình và văn học thành thị ở Thăng Long_2

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 211.68 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu đã có những gợi ý quan trọng để chúng ta tìm kiếm câu trả lời. Nhân viết về Truyện Hoa Tiên, ông đã có một nhận xét cực quan trọng rằng các truyện Nôm có tính chất tài tử giai nhân mà ta quen gọi là Truyện Nôm bác học nở rộ trong thế kỷ XVIII vay mượn cốt truyện của các tiểu thuyết “của văn học đô thị Trung Quốc”(10).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn học cung đình và văn học thành thị ở Thăng Long_2Văn học cung đình và văn học thành thị ở Thăng Long Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu đã có những gợi ý quan trọng để chúng ta tìmkiếm câu trả lời. Nhân viết về Truyện Hoa Tiên, ông đã có một nhận xét cực quan trọngrằng các truyện Nôm có tính chất tài tử giai nhân mà ta quen gọi là Truyện Nôm báchọc nở rộ trong thế kỷ XVIII vay mượn cốt truyện của các tiểu thuyết “của văn học đôthị Trung Quốc”(10). Ông phê phán cách tiếp cận xã hội học dung tục kéo dài ở ta: “Lâunay ta quen đánh giá văn học theo lối xã hội học tầm thường, gắn các hiện tượng vănhọc với vận mệnh chế độ phong kiến, coi Hoa tiên nguyên tác là sản phẩm của trào lưuchống phong kiến và các bản nhuận chính (truyện Hoa tiên – TNT chú) với trào lưu bảovệ chế độ chuyên chế, một bên nằm trong xu hướng nhân đạo, kết quả của phong tràokhởi nghĩa nông dân, một bên chịu ảnh hưởng của thể chế chuyên chế độc tôn Nho giáonhà Nguyễn” (tr.170). Nhưng theo ông, phải thấy rõ sức hấp dẫn cả về nội dung và nghệthuật của kiểu truyện tài tử giai nhân Trung Quốc đối với nho sĩ Việt Nam: “Khi tiếpxúc với các tiểu thuyết ái tình - loại văn học đô thị đời Nguyên và đời Minh ở TrungQuốc (những “dâm từ, diễm khúc” như cách nói của Vũ Đãi Vấn) – một loại vănchương trái lễ bất chính, các nhà nho vốn chỉ quen với văn chương kinh, truyện, sử, tử,với Đường thi và Cổ văn,... lại bị lôi cuốn say mê. Họ gặp trong văn chương mới lạ đónhững con người khác, say mê hạnh phúc và được hưởng thụ một tình yêu đẹp đẽ phongphú. Làm say mê họ không chỉ là hình ảnh một cuộc sống khác mà còn là một nghệthuật văn chương khác, “dâm từ, diễm khúc” thúc giục họ nếm trải cuộc sống đó và họctheo thứ văn chương mới mẻ đó” (tr.172). Chính văn học thành thị đã đem lại sự say mê, ham thích mới lạ có thể khiến chocon người xao nhãng học tập kinh điển hay chán ghét thơ phú chính thống cung đình.Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều tác phẩm tự sự, gồm các văn xuôi và truyện thơ,của thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX ở Thăng Long lại lấy hai nhân vật chính là chàng thưsinh - sĩ tử và người con gái đất kinh kỳ, kiểu nhân vật tài tử giai nhân. Tác nhân kíchthích trước tiên cho sự ra đời của kiểu nhân vật này không phải từ sự tiếp nhận văn họcthành thị Trung Quốc, cụ thể là từ việc vay mượn cốt truyện của kiểu truyện tài tử giainhân. Chúng ta có thể quan sát thấy, chính đời sống thành thị Thăng Long đã gợi ý chosự xuất hiện của kiểu nhân vật tài tử giai nhân. Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (thếkỷ XVI) đã có một số truyện mang đậm nét kiểu tác phẩm văn học thành thị. Nhân vậtnam nữ trong Truyện kỳ ngộ ở trại Tây được hưởng bầu không khí khá tự do của thànhthị Thăng Long. Ta nói Thăng Long là cái làng lớn theo nghĩa là người dân xưa đã “bênguyên xi” kết cấu và văn hóa làng xã vào Thăng Long. Nhưng c ũng lại phải côngnhận một sự thực khác là cái làng lớn này không còn là cái làng nhỏ ở quê của họ nữa.Cư dân Thăng Long không phải là cư dân ổn định của làng quê mà rất biến động khiếncho tâm lý làng xã vốn thường can thiệp vào đời sống cá nhân không có vai trò nữa.Cái cá nhân ít nhiều bắt đầu có cơ hội nảy nở, thể hiện. Một chàng trai giã từ cha mẹ từmiền quê Thiên Trường ra ngụ ở Thăng Long để thụ nghiệp cụ Ức Trai tức là chàng cótự do nhất định đối với khuôn khổ chật hẹp của gia đ ình phong kiến. Hàng ngày chàngđi học qua phường Khúc Giang nơi có một dinh cư cũ đổ nát (vô chủ) và thấy hai côgái xinh đẹp đứng đó, chủ động trêu ghẹo chàng, hái quả ngon, bẻ hoa đẹp ném chochàng (trái ngược với người con gái trong xã hội nho giáo hóa vốn được dạy phải giữlễ, giữ thế bị động trước nam giới). Cuộc tình của họ diễn ra trong không gian thànhthị, nơi lứa đôi không bị nhòm ngó, bình luận, đàm tiếu như ở làng quê. Nói cách khác,không gian s ống thành thị và kiểu nhân vật thư sinh của thành thị (trường hợp này làchàng Hà Nhân) đã gợi ý cho kiểu truyện tình yêu tài tử giai nhân. Tuy nhiên, phươngthức tự sự đơn giản của kiểu truyện này, đặc biệt là chưa phân tích được chiều sâu tâmlý nhân vật, tương tác nhân vật đơn tuyến, xung đột xã hội chưa thể hiện mạnh mẽ…đã không thỏa mãn tâm lý tiếp nhận của tầng lớp c ư dân thành thị ngày càng đa dạng,đông đảo. Nền tảng văn hóa thành thị Thăng Long đã thúc đẩy những sáng tác văn họcthành thị ra đời, trong đó có cả xu hướng vay mượn cốt truyện của văn học thành thịTrung Quốc vốn có nhiều kinh nghiệm hơn. Trong các truyện Nôm mượn cốt truyệncủa văn học thành thị Trung Quốc, ta thường bắt gặp kiểu nhân vật nam/nữ có dángdấp tài tử giai nhân như trong Truyền kỳ mạn lục. Không gian thành thị và tình yêu táobạo giữa nam nữ có quan hệ rõ ràng. Nhu cầu hiểu biết động cơ tâm lý của hành độngnhân vật đã gia tăng chất trữ tình thấm đậm của Truyện Hoa Tiên, Truyện Kiều. Khi thành thị phát triển đến chừng mực nào đó thì các tầng lớp cư dân cũng đadạng và phức tạp hơn. Quan niệm sống cũng đa dạng hơn, không còn nhất thể như cũ.Phương diện cá nhân của con người đã lôi cuốn sự hứng thú. Con người kẻ chợ đãkhông thỏa mãn với lối sáng tác văn học truyền thống. Không phải ngẫu nhiên mà songsong với những sinh hoạt văn học có tính cách cung đ ình như những buổi bình văntrong nhà quốc học do các quan “chính phủ” chủ tr ì(11), ở Thăng Long thế kỷ XVIII cónhững hình thức “câu lạc bộ văn học” tự phát do những người thích văn chương hợplại mà thành, tùy hứng chứ không có tính cách định kỳ. Qua Thượng kinh ký sự, LêHữu Trác cho biết lúc trẻ, còn ở Thăng Long, ông c ùng bạn bè vài chục người đã lậpmột thi xã. Trong thời gian gần một năm ở Thăng Long (1782), ông đã có nhiều cuộcxướng họa thơ văn ngẫu hứng với những người yêu thơ ở kinh kỳ và quanh kinh kỳ tới.Họ đến xin thơ ông rồi đều có thơ họa lại. Ông không ngờ thơ của ông đã được ngườikinh kỳ truyền tay nhau chép lại, cứ hai ba ngày lại có người mang thơ họa đến gặpông. Thơ của ông được đánh giá là có ý vị khói mây, thanh cao, thoát tục của bậc ẩndật. Đem tâm sự nhàn dật, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: