Danh mục

Văn học dân gian Điện Biên trong mối quan hệ với văn hóa tộc người

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.46 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn hóa tộc người là một hướng nghiên cứu quan trọng của ngành văn học dân gian. Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi phía bắc, quê hương của gần hai mươi tộc người anh em với những nét văn hóa vô cùng đa dạng, độc đáo, có giá trị, có chức năng xã hội to lớn đối với đồng bào các tộc người thiểu số.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn học dân gian Điện Biên trong mối quan hệ với văn hóa tộc ngườiJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 34-41This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2016-0081VĂN HỌC DÂN GIAN ĐIỆN BIÊNTRONG MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA TỘC NGƯỜIBùi Thị Thiên ThaiViện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt NamTóm tắt. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn hóa tộc người là một hướng nghiên cứuquan trọng của ngành văn học dân gian. Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi phía bắc,quê hương của gần hai mươi tộc người anh em với những nét văn hóa vô cùng đa dạng, độcđáo, có giá trị, có chức năng xã hội to lớn đối với đồng bào các tộc người thiểu số. Văn họcdân gian Điện Biên là một yếu tố năng động của hệ thống văn hóa đó, nó cùng sinh mệnhvới văn hóa và thay đổi cùng với sự thay đổi của văn hóa. Những nét riêng không trộn lẫnvới những vùng miền khác trong cả nước đã khiến văn học dân gian Điện Biên góp thêmmột sắc màu, một hương vị riêng trong vườn hoa đua sắc của văn học dân gian Việt Nam.Từ khóa: Văn học dân gian, văn hóa tộc người, Điện Biên, thần thoại, truyền thuyết, dânca.1.Mở đầuNhận thức về việc phải nghiên cứu văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa và vănhóa dân gian vốn xuất phát từ ý thức về tính nguyên hợp (syncrétique) của văn học dân gian – mộttrong những đặc trưng cơ bản nhất của văn học dân gian mà từ các nhà nghiên cứu văn học dângian Xô-viết như Crápxốp, Guxép cho đến các nhà lí luận văn học dân gian Việt Nam như ChuXuân Diên, Đinh Gia Khánh, Lê Chí Quế, Đỗ Bình Trị. . . đều không ngừng nhấn mạnh. Sau khingành Văn hóa dân gian (Folklore học) ra đời, nghiên cứu văn học dân gian được coi là một bộphận hữu cơ của văn hóa dân gian, đó chính là bộ phận nghệ thuật ngôn từ hay còn gọi là folklorengữ văn. Sự phát triển đầy sinh sắc của ngành khoa học Văn hóa dân gian đã có những ảnh hưởngkhông nhỏ đến các xu hướng phát triển mới của nghiên cứu văn học dân gian truyền thống. GS.TS.Nguyễn Xuân Kính [1], PGS.TS Nguyễn Thị Huế [2], PGS.TS. Trần Thị An [3]. . . đều đã quantâm đến vấn đề này và có những gợi dẫn đáng chú ý. Theo chúng tôi, việc mở ra một con đườngmới cho văn học dân gian từ văn hóa học sẽ khiến cho ngành nghiên cứu truyền thống này củachúng ta khai thác được nhiều hơn sức hấp dẫn riêng có và khẳng định được vị trí vững chắc củanó trong rừng khoa học nhân văn đương đại.Trong bối cảnh chung của nghiên cứu văn học dân gian, phải nhận thấy rằng, việc sưu tầmvăn học dân gian Điện Biên nói riêng, Tây Bắc nói chung được khởi động khá muộn. Mặc dù từthế kỉ XVIII, chúng ta đã có những cuốn sách đầu tiên đề cập đến vùng đất này và đầu thế kỉ XX,Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/8/2016Liên hệ: Bùi Thị Thiên Thai, e-mail: thienthaitb@gmail.com34Văn học dân gian Điện Biên trong mối quan hệ với văn hóa tộc ngườicác học giả Pháp đã tiếp tục khai phá những tri thức về dân tộc học, văn hoá dân gian của các tộcngười Tây Bắc, song, phải đến sau khi đất nước hòa bình, thống nhất, đội ngũ nghiên cứu, sưu tầmvăn nghệ dân gian miền núi phía Bắc mới có điều kiện để tiến hành sưu tầm một cách hệ thốngvà để lại hàng loạt công trình có giá trị. Trong những năm qua, Điện Biên với một đội ngũ nhữngngười làm văn hóa dân gian đầy kinh nghiệm như Lương Thị Đại, Tòng Văn Hân, Đặng Thị Oanh,Chu Thùy Liên. . . đã liên tục công bố các công trình tham khảo hữu ích, tạo tiền đề để có thể nhìnvăn học Điện Biên trong bức tranh tổng thể của văn học khu vực và cả nước, từ đó cũng có thể làmrõ những nét đặc trưng trong văn hóa của cộng đồng các tộc người nơi đây. Các tộc người ĐiệnBiên có một môi trường tự nhiên và không gian văn hóa vô cùng đa dạng và độc đáo, chính môitrường đó đã thai nghén, nuôi dưỡng nên những áng thần thoại, truyền thuyết đa phong cách, trởthành những báu vật văn hóa quý báu của Việt Nam. Có thể nói rằng, nhiều đặc điểm của kho tàngvăn học dân gian Điện Biên đã không có mặt trong những ghi chép của các thư tịch cổ của ngườiViệt trong khi chúng quả thực có một giá trị vô cùng độc đáo. Đặt chân lên vùng đất “một con gàgáy ba nước đều nghe” này, đứng từ những đỉnh cao hiểm trở của dãy Pú Xam Xao chạy dọc biêngiới Việt Lào hay dãy Tây Trang – cửa ngõ Điện Biên, đắm chìm trong không gian thần bí củanúi rừng bao la với những thung lũng nhỏ hẹp và những thảo nguyên thẳng cánh cò bay, mới cóthể hiểu được vì sao, nơi đây lại có thể ra đời những áng thần thoại, truyền thuyết kì bí và nhữngcâu ca say lòng người đến thế. Bài viết của chúng tôi sẽ phân tích thần thoại, truyền thuyết, dânca Điện Biên trong mối quan hệ với văn hóa tộc người nhằm khẳng định: không gian văn hóa vàmôi trường tự nhiên độc đáo đã thai nghén và nuôi dưỡng kho tàng văn học dân gian, sơn thủy kìdiệu và hư ảo của Điện Biên đã mở ra một không gian tưởng tượng, làm nảy nở đâm chồi cho thầnthoại truyền thuyết ra đời đồng thời chắp cánh cho những câu ca bay bổng.2.2.1. ...

Tài liệu được xem nhiều: