Danh mục

Văn học dân gian trong mối quan hệ với phong tục tập quán và lễ hội trò trám Tứ tã

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 159.37 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu những nghi lễ, trò diễn của lễ hội cùng với những nét văn hóa khác như: văn hóa ẩm thực, hội chợ hàng hóa tồn tại hàng ngàn đời nay trong cộng đồng văn hóa làng Tứ Xã và được phác họa trong lễ hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn học dân gian trong mối quan hệ với phong tục tập quán và lễ hội trò trám Tứ tãVĂN HỌC DÂN GIAN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LỄ HỘI TRÒ TRÁM TỨ XÃ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Lộc Khoá: QH-2008-X-SPNV Giáo viên hướng dẫn: GS. Lê Chí Quế Lễ hội Trò Trám là một trong số không nhiều lễ hội ở miền Bắc còn chứa đựngnhững giá trị cội nguồn một cách nguyên vẹn cho tới ngày nay. Nội dung và hình thức lễhội này cần phải được làm sáng rõ, đặc biệt trong đó là mối quan hệ của các yếu tố vănhọc trong lễ hội để có cái nhìn sâu hơn về thời kì “khởi nguyên” của văn học và cuộc sốngcon người. Đó là lễ hội ở làng Tứ Xã, huyện Lâm Thao, Phú Thọ trong cái nhìn với Vănhọc Văn học dân gian trong mối quan hệ với phong tục tập quán và lễ hội trò Trám Tứxã. Đối tượng nghiên cứu ở đây là những nghi lễ, trò diễn của lễ hội cùng với những nétvăn hóa khác như: văn hóa ẩm thực, hội chợ hàng hóa tồn tại hàng ngàn đời nay trongcộng đồng văn hóa làng Tứ Xã và được phác họa trong lễ hội. Cần xác định rõ văn học dân gian với những hình thức sơ khai thâm nhập, ẩn mìnhtrong các hoạt động của lễ hội và phong tục, tập quán của người dân Tứ Xã. Đề tài đượcthực hiện dựa trên việc tìm hiểu về lễ hội Trò Trám của làng Tứ Xã một địa bàn trênhuyện Lâm Thao và coi đó là không gian chính để đi đến việc nghiên cứu mối quan hệ củavăn học với đời sống, với phong tục tập quán của người dân Tứ Xã xưa và nay.1. Sự hiện diện của văn học dân gian trong đời sống, lễ hội làng Tứ Xã. Diễn xướng dân gian là một hình thức biểu hiện lại của đời sống, nó là sự khẳngđịnh vươn tới những cái tốt đẹp, là những ước mơ khát vọng của con người từ ngàn đờitrong việc chinh phục thế giới tự nhiên “những trò diễn ở nông thôn Việt Nam xưa, dùdưới hình thức nào nếu được tổ chức vào các dịp hội làng hằng năm, đều là bộ phận vănhóa cổ truyền(…).” Và ở một mức độ cao hơn, “Những hình thức diễn xướng ấy gắn chặtvới tín ngưỡng, mang tính chất của lễ tiết, chứ không còn là trò diễn hội đám thôngthường(…) Thông qua diễn xướng, người lao động (…) đã đặt biết bao hi vọng tốt đẹp vàoquyền phép thiêng liêng, mong mỏi và tin tưởng rằng thần thánh sẽ hiển ứng và phù hộcho dân làng(…) (Đoàn Huyền Trang, Lễ hội và du lịch văn hóa Việt Nam, NXB Laođộng, Hà Nội, 2009) Các tác phẩm văn học dân gian được tồn tại dưới ba dạng thức chính: 1. Tồn tại ẩn trong kí ức, trí nhớ của các tác giả dân gian; 2. Tồn tại cố định trên văn bản do được các nhà nghiên cứu ghi chép lại hay trong các văn bản đương thời để lại; 3. Hiện diện trực tiếp thông qua các lời ca, điệu nhạc trong khi diễn xướng. Thực tế cho thấy, tùy thuộc vào yêu cầu thể loại mà tác giả dân gian tìm đến nhữnglối thể hiện khác nhau, quy định sự tồn tại của một số loại hình văn học dân gian đó. Hiệuquả thẩm mỹ của các tác phẩm sử thi hay chỉ đơn giản là truyện kể dân gian, hình thứcdiễn xướng đã tạo ra cho tác phẩm những tác động thẩm mĩ khác. Chính từ những đặctrưng ưu thế và phù hợp với hoàn cảnh như vậy, diễn xướng chính là hình thức tồn tại quantrọng của văn học dân gian. Biểu hiện của Diễn xướng VHDG trong hội lễ Trò Trám: Từ những nghi lễ dângthần có tính trang nghiêm: sự xuất hiện của những lời ca vốn có của ca dao, dân có đượccải biến để trở thành lời tế dâng thần:(Gạo ơi, gạo ởi, gạo ơi; Nắm cơm, bát nước, nấu sôigạo à”), những tích truyện dân gian kể về nguồn gốc xa xưa của vật được cúng tế (cây lúa)đến những tục trò mang đậm tín ngưỡng phồn thực của dân gian (Tứ dân chi nghiệp, tròchơi trong lễ hội). Đến hoạt động Trình nghề quên thuộc trong quá trình sản xuất được táihiện ở lễ hội, văn học dân gian cùng với những động tác trò đã tạo thành một bản hợpxướng đồng điệu giữa nghệ thuật và đời sống. cũng có khi đó là sự biến tấu câu câu ca daotrong bài Đi cấy: Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. Để tạo ramột lời ca khác với dụng ý gây cười và thể hiện tính giao ước, kết đôi: Người ta đi cấy lấycông, Tôi nay đi cấy lấy ông chủ nhà.Như vậy, chỉ có thông qua diễn xướng, văn học dângian mới bộc lộ được hết tính thẩm mĩ cũng như chức năng phản ánh của nó Văn học dân gian tồn tại như là một thành phần, nhân tố cấu thành lễ hội, chịu sựquy định của tổ chức lễ hội và thực tiễn lao động sản xuất. Với tư cách là một yếu tố cấuthành nên lễ hội, văn học dân gian phải chịu sự chi phối của những điều kiện liên quan đếntổ chức, tiến trình của lễ hội. Mà cụ thể ở đây, văn học dân gian được diễn xướng trongnhững bối cảnh không gian thời gian nhất định. Trong đêm trước khi đến với lễ mật, cụ Từhát những câu ca dân gian liên quan đến văn hóa, phong tục trong các bài ca xưa còntruyền lại trong không khí tĩnh lặng và trang nghiêm, những bài ca làm toát lên cả lòngkính trọng lẫn sự ngưỡng mộ với các thần và ...

Tài liệu được xem nhiều: