Danh mục

Văn học thiếu nhi Việt Nam thời kì hội nhập

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 95.42 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn học thiếu nhi Việt Nam thời kì hội nhập là một nền văn học với đội ngũ nhà văn đông đảo, đa dạng về độ tuổi, giọng điệu và phong cách; năng động về sức tìm tòi, khám phá, đổi mới tư duy và cách tiếp cận cuộc sống, góp phần quan trọng làm nên diện mạo của nền văn học dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn học thiếu nhi Việt Nam thời kì hội nhập JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 11-16 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM THỜI KÌ HỘI NHẬP Lã Thị Bắc Lý Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Văn học thiếu nhi Việt Nam thời kì hội nhập là một nền văn học với đội ngũ nhà văn đông đảo, đa dạng về độ tuổi, giọng điệu và phong cách; năng động về sức tìm tòi, khám phá, đổi mới tư duy và cách tiếp cận cuộc sống, góp phần quan trọng làm nên diện mạo của nền văn học dân tộc. Từ khóa: Văn học thiếu nhi Việt Nam, gương mặt trẻ, nhà văn giao thời.1. Mở đầu Được tạo đà từ một thành tựu rực rỡ của văn học thời kì Đổi mới, văn học thiếu nhi ViệtNam cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI tràn đầy sức sống, vừa hội nhập với thế giới, vừa giữ gìn vàphát huy những nét truyền thống của nguồn mạch văn học dân tộc. Đó là một nền văn học với độingũ nhà văn đông đảo, đa dạng về độ tuổi và phong cách; năng động về sức tìm tòi, khám phá,đổi mới tư duy và cách tiếp cận cuộc sống. Bên cạnh các nhà văn lớp trước như Tô Hoài, PhạmHổ, Trần Hoài Dương, Nguyễn Quỳnh... là những cây bút trẻ xuất hiện vào những năm 90 (thế kỉXX) như Trần Thiên Hương, Nguyễn Quang Thiều, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Nhật Ánh, Hà LâmKì, Quách Liêu, Phan Hồn Nhiên... (về truyện) và Phùng Ngọc Hùng, Trương Hữu Lợi, DươngThuấn, Mai Văn Hai... (về thơ) [3, 5, 6, 7, 9]. Tiếp nữa là những cây bút không chỉ trẻ về tuổi nghềmà còn rất trẻ về tuổi đời. Họ là những người vừa chia tay với tuổi thơ, đang hăm hở bước vàođời, như Hoàng Dạ Thi, Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Châu Giang, Thu Trân, Quế Hương,Nguyễn Thúy Loan... Lớp người viết trẻ này đã đem đến cho văn học thiếu nhi những nét mới trẻtrung, tươi tắn, đầy nhiệt huyết. Một lực lượng nữa cũng góp phần làm phong phú thêm cho độingũ sáng tác văn học thiếu nhi, là chính các em. Có thể thấy rõ điều này qua những tác phẩm Tuổixanh, Mực tím, báo Thiếu niên tiền phong, Hoa học trò, Văn học với tuổi thơ...2. Nội dung nghiên cứu2.1. Những nhà văn giao thời của hai thế kỉ Trong thời kì này, những nhà văn giao thời của hai thế kỉ như Nguyễn Nhật Ánh, DươngThuấn, Nguyễn Quỳnh. . . vẫn giữ được phong độ và cảm hứng sáng tạo trong thế kỉ mới.Ngày nhận bài 11/7/2014. Ngày nhận đăng 2/10/2014.Liên lạc Lã Thị Bắc Lý, e-mail: lyltb@hnue.edu.vn. 11 Lã Thị Bắc Lý Với thành công đặc biệt của Kính vạn hoa cùng với gần ba mươi tập sách viết cho lứa tuổihoa học trò, Nguyễn Nhật Ánh được bình chọn là tác giả tiêu biểu nhất của VHTN Việt Nam nhữngnăm cuối thế kỉ XX. Sang đầu thế kỉ XXI, anh đột ngột “chuyển hướng” sang lối kể chuyện hoangđường, kì bí. Bộ truyện dài nhiều tập Chuyện xứ Lang-bi-ang là sự thử nghiệm một lối viết mớicủa nhà văn được các bạn đọc nhỏ tuổi yêu quý. Là truyện hoang đường nhưng không phải là viểnvông, tùy hứng. Sự tưởng tượng của Nguyễn Nhật Ánh được dựa trên nền tảng vững chắc, đó làtâm lí trẻ thơ. Với Chuyện xứ Lang-bi-ang, anh đã chạm đúng vào một trong những đặc điểm nổibật của tâm lí trẻ thơ, đó là tính tò mò, thích phiêu lưu, mạo hiểm, thích khám phá. Nguyễn NhậtÁnh đã làm được một điều kì diệu, đó là đem đến cho bạn đọc trẻ thơ sự thú vị và niềm vui háohức mong chờ những tác phẩm tiếp theo của anh.Và quả nhiên, Nguyễn Nhật Ánh đã không làmbạn đọc thất vọng. Anh đã thể hiện sức viết bền bỉ của mình bằng một loạt tác phẩm như Cho tôixin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Lá nằm trong lá, Có hai con mèo ngồi bêncửa sổ, Ngồi khóc trên cây. . . Vẫn với lối viết dí dỏm kiểu Kính vạn hoa, Tôi là Bê tô nhưng dấuấn tâm trạng tác giả đã in đậm nét hơn, tâm trạng của con người càng đi xa tuổi thơ càng da diếtnhớ về tuổi thơ. Những tác phẩm viết đầu thế kỉ XXI của anh mang nặng những chiêm nghiệm,suy tư về con người và cuộc đời. Quá khứ tưởng như đã ngủ yên, khuất lấp sau bao bề bộn của đờithường bỗng nhiên trở về, vụt sống dậy, sáng tỏ những gương mặt người, những cảm giác, cảm xúcchôn sâu trong tâm trí. Tuổi ấu thơ đẹp đẽ thần tiên một đi không trở lại. Hồi ức như “tấm vé” đưaNguyễn Nhật Ánh trở về sân ga tuổi nhỏ, để mỗi chuyến tàu là một cuộc ngược dòng thời gian tìmvề thế giới trong trẻo, hồn nhiên. Mỗi chuyến đi không chỉ hiển lộ quá khứ mà còn là cuộc hànhtrình nhiều chiêm nghiệm, suy tư về con người và cuộc đời. Tập Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đãđược giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam và giải thưởng Asean, 2010. . . Nhà văn Nguyễn Quỳnh – người đã từng thành công với những tác phẩm đạt giải cao trongcác giải thưởng hàng năm thời kì Đổi mới - vẫn tiếp tục khai thác mảng đề tài đường rừng. Nhữngtác ph ...

Tài liệu được xem nhiều: