Danh mục

Văn học tư duy về cái khả nhiên

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 414.61 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bản chất nhận thức của văn học đã được biết đến từ lâu. Hễ nói đến văn học là người ta không quên nói tới các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ.Lí luận văn học ngày nay đã đặt đúng vị trí thẩm mĩ lên hàng đầu, song bản chất nhận thức của văn học vẫn là điều khẳng định. Vấn đề là cần xác định bản
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn học tư duy về cái khả nhiên Văn học tư duy về cái khả nhiênBản chất nhận thức của văn học đã được biết đến từ lâu. Hễ nóiđến văn học là người ta không quên nói tới các chức năng nhậnthức, giáo dục, thẩm mĩ.Lí luận văn học ngày nay đã đặt đúng vịtrí thẩm mĩ lên hàng đầu, song bản chất nhận thức của văn họcvẫn là điều khẳng định. Vấn đề là cần xác định bản chất ấy nhưthế nào cho phù hợp với đặc trưng của văn học.Giải thích nhận thức văn học trực tiếp bằng lí thuyết nhận thứclàm nảy sinh quan niệm cho rằng hình tượng văn học với tưcách sản phẩm nhận thức nghệ thuật là sự thống nhất sinh độnggiữa cái chung với cái riêng, cái cá biệt. Trong điều kiện tối ưu,nhà văn sáng tạo được các nhân vật điển hình, ở đó cái chung rấtnổi bật, khái quát, còn cái riêng độc đáo, cá biệt, không lặp lại.Quan niệm ấy tuy có cơ sở nhưng vẫn còn không ít nhược điểm.Nó không cho thấy mối liên quan gắn bó giữa điển hình với lítưởng và tình cảm, cảm hứng của nhà văn. Nó cũng không giảithích được sự đa dạng của văn học. Bởi vì, nếu tiêu chí nhậnthức văn học là cái điển hình thì đối với mỗi loại người trong xãhội chỉ cần sáng tạo được một điển hình là đủ, không nhất thiếtcần có nhiều điển hình. Càng nhiều điển hình thì tính điển hìnhcủa chúng sẽ giảm sút. Đó là chưa kể có khi cái điển hình đượchiểu là cái tất yếu đã được tổng kết, biến văn học thành sáng tácminh hoạ cho lí luận. Gần đây có một số nhà lí luận muốn khắcphục các nhược điểm trên đã đề xướng lí thuyết về phản ánhthẩm mĩ, trong đó sự phản ánh văn học gắn liền với lí tưởngthẩm mĩ và giá trị luận. Nhưng lí thuyết này lại chưa giải thíchđược cơ chế nội tại của tư duy văn học, tức là mối quan hệ giữanhận thức và lí tưởng, tưởng tượng cho nên quan niệm này cũngchưa đi xa hơn cách hiểu truyền thống bao nhiêu.Nghiên cứu bản chất nhận thức của văn học, theo chúng tôi, nhấtthiết đòi hỏi phải chỉ ra đối tượng đặc thù của văn học, phải giảithích cái lô gích vì sao nhận thức trong văn học lại cho phép nhàvăn hư cấu và gắn liền với lí tưởng thẩm mĩ về cuộc sống cũngnhư tình cảm chủ quan của chủ thể nhận thức và sáng tạo, nhữngđiều mà nhận thức khoa học nói chung không chấp nhận.Câu trả lời thiết nghĩ, có thể tìm thấy ở gợi ý ban đầu củaAristote từ trong sách Thi pháp học (Nghệ thuật thơ ca) của ôngviết cách đây 2300 năm trước công nguyên. Nói về nhiệm vụcủa nhà thơ ông viết: “Nhiệm vụ của nhà thơ không phải ở chỗnói về các sự việc đã thực sự xảy ra, mà là nói về cái có thể xảyra theo quy luật xác suất hay quy luật tất nhiên… Nhà sử họcnói về những điều đã xảy ra thực sự, còn nhà thơ thì nói vềnhững gì có thể xảy ra. Vậy nên thơ ca có ý vị triết học vànghiêm chỉnh hơn lịch sử, vì thơ ca nói về cái chung mà lịch sửlại nói về cái cá biệt” (1). Aristote đã nêu ra sự phân biệt rấtquan trọng: lịch sử – lĩnh vực của cái đã xảy ra, còn thơ ca (vănhọc) – lĩnh vực của cái có thể xảy ra theo quy luật xác suất haytất yếu. Sự phân biệt này cho ta thấy hai điểm. Một là không nênhiểu tư tưởng văn học của Aristote một cách giản đơn thô thiểnchỉ là sự mô phỏng – bắt chước – sao chép cuộc sống đã có nhưlâu nay nhiều người vẫn hiểu. Điều này nhà triết học Nga A. F.Losev đã phân tích rõ trong công trình của ông về triết học cổ HiLạp(2). Hai là Aristote cho thấy lĩnh vực quan tâm của văn họckhông phải là hiện thực đã và đang tồn tại, mà là lĩnh vực củanhững cái có thể xảy ra. Theo chúng tôi, đó là một tư tưởng rấtsâu sắc, có thể lấy làm điểm xuất phát để tìm hiểu đặc trưngnhận thức của văn học.Triết học duy vật biện chứng từ lâu cho thấy, hiện thực và khảnăng là một cặp phạm trù của sự thống nhất đối lập, chuyển hoácho nhau. Từ điển triết học của Rodental chủ biên, viết: “Hiệnthực là bất cứ khách thể nào (sự vật, trạng thái, tình huống) đãtồn tại với tính cách là kết quả của một khả năng nào đó”. “Khảnăng biểu hiện khuynh hướng phát triển khách quan nằm trongnhững hiện tượng đang tồn tại”(3). Khả năng tiềm tàng tronghiện thực (tiềm lực), và trong những điều kiện nhất định nó cóthể chuyển hoá thành hiện thực, song không thể gọi khả năng làhiện thực, bởi vì cái gì là khả năng thì không phải là hiện thựcvà ngược lại cũng vậy, cái gì đã là hiện thực thì không còn làkhả năng. Như thế, có thể nói, theo Aristote thì văn học khôngphản ánh hiện thực, mà chỉ là sự tư duy về những khả năng củahiện thực, hoặc nói theo lối đã quen, văn học chỉ phản ánh cáckhả năng của hiện thực.Kiến giải của Aristote buộc ta phải suy nghĩ tới phạm trù khảnăng trong triết học, và mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật vớicái khả năng. Mặc dù mọi lĩnh vực kiến thức của con người đềucó phần khám phá cái khả năng, song muốn hiểu bản chất củavăn học không thể không nghiên cứu nội dung, đặc điểm củaphạm trù quan trọng này. Điều đáng tiếc là phạm trù này chođến nay trong phạm vi triết học thường chưa được phát triểnđúng mức phải có. Tron ...

Tài liệu được xem nhiều: