Danh mục

VÂN NỘI - QUÊ HƯƠNG THÂN MẪU HỒ CHỦ TỊCH

Số trang: 7      Loại file: doc      Dung lượng: 79.50 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ những năm 1994, 1995 đến nay, họ Hoàng ở Hoàng Trù (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã tìm đến Vân Nội (xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) để đối chiếu gia phả. Qua đối chiếu, giữa họ Hoàng ở Hoàng Trù và họ Hoàng ở Vân Nội có chung một tổ tiên, đó là cụ Hoàng Thế Chân1. Hiện nay, họ Hoàng ở Hoàng Trù cùng các con cháu họ Hoàng ở huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An), hàng năm, đều tổ chức các đoàn về Vân Nội lo toan...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VÂN NỘI - QUÊ HƯƠNG THÂN MẪU HỒ CHỦ TỊCH VÂN NỘI - QUÊ HƯƠNG THÂN MẪU HỒ CHỦ TỊCH Lê Quang Chắn Viện Sử học Việt Nam 1 - Từ những năm 1994, 1995 đến nay, họ Hoàng ở Hoàng Trù (xãKim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã tìm đến Vân Nội (xã H ồngTiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) để đối chiếu gia ph ả. Qua đ ốichiếu, giữa họ Hoàng ở Hoàng Trù và họ Hoàng ở Vân Nội có chung mộttổ tiên, đó là cụ Hoàng Thế Chân1. Hiện nay, họ Hoàng ở Hoàng Trù cùngcác con cháu họ Hoàng ở huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn (tỉnh Ngh ệ An),hàng năm, đều tổ chức các đoàn về Vân Nội lo toan việc h ọ hàng, th ắphương tưởng nhớ tổ tiên. Từ thực tế trên, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu gia phả (cả bảnchữ Hán lẫn bản dịch), những văn bia được dựng tại thôn Vân Nội cũngnhư gia phả họ Hoàng ở Hoàng Trù (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, t ỉnhNghệ An), bước đầu chúng tôi đã phác thảo được phả hệ của h ọ Hoàng t ừcụ Thuỷ tổ đến Bà Hoàng Thị Loan, tức là từ đầu cho đến đời th ứ mườisáu như sau: Ngay từ buổi đầu, tổ tiên của dòng họ Hoàng là cụ Hoàng Th ế Chânsinh khoảng năm 1415 đến năm 1420, quê quán tại thôn Nội (xã HoàngVân, tổng An Lạc, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, đạo Sơn Nam), sinhsống bằng nghề cày cấy, chăm lo làm việc phúc đức. Sang đời thứ hai, cụ Hoàng Thế Giai đã cùng dòng họ tham gia tíchcực vào việc xây dựng quê hương, như dựng 18 gian quán cho nhân dân điđường nghỉ trọ, bắc 23 chiếc cầu đi lại trong thôn xã, giúp đỡ nh ững ngườihoạn nạn, nghèo khó... Đời thứ ba là Hoàng Thế Thảng (1472 - 1533) cócông Xa giá, quản lĩnh binh sĩ, giết giặc lập công với triều đình, nên đ ượcphong tước Vân Dương hầu. Đời thứ tư, Hoàng Thế Chiêu (1491 - 1544) làcon trưởng cụ Hoàng Thế Thảng - người có trang mạo oai nghiêm, tiếttháo cứng rắn, đối đãi với người rất mực cung kính, ch ỉ huy binh sĩ nghiêmminh. Nhiều lần cầm quân tiễu trừ bọn gian thần phản loạn, có công đánhthắng giặc Chiêm Thành, nên Ngài được phong tặng “Đô t ứ v ệ chính t ưquan Đô Yên hầu”. Kể từ đời thứ năm trở đi, họ Hoàng đã trở thành một dòng dõi côngthần thế phiệt, với Hoàng Thế Ánh (1509 - 1552) là người đầu tiên đượcphong tặng tước Quận công. Ông là người có tính tình trong sáng, tư chấtthông minh, giữ mình đúng đắn, đối đãi người rất ôn hoà, quản lĩnh quâncấm vệ, hết lòng thờ chúa cứu dân, gian nan không nản. Là một võ tướnggiỏi, có nhiều công lao, nên được triều đình sắc phong “Đô tứ v ệ chính t ư,1 - Có tư liệu ghi là cụ Hoàng Tích Chân.quan Giáo Trung hầu”. Sau khi ông mất, lại được gia phong hàm Thái b ảo,tước Giáo Quận công. Và cũng kể từ đây, các con cháu họ Hoàng đều dốcsức phò vua trị quốc, xông pha trận mạc, gìn giữ bờ cõi giang sơn: “…trongsuốt ba trăm năm, dưới triều đại nhà Lê (1427 - 1788), các con cháu h ọHoàng đã mười đời liên tục được phong tước công, hầu. Cho đến nay,chúng ta đã biết được họ Hoàng có mười lăm vị được phong tước Quậncông, trên sáu mươi người được phong tước hầu; trong số các vị công, h ầuđó có sáu vị được phong tước đại vương. Một số vị theo đường khoa cử,các đời đều có tú tài, cử nhân. Con cháu h ọ Hoàng, trai thì công h ầu, khanhtướng; nữ thì cung phi, hoàng hậu”1. Theo Gia phả họ Hoàng, đến đời thứ sáu, Thái phó Hồng Quốc côngHoàng Thế Kiều (1540 - 1587) đã phụng sự triều đình, nhận lệnh đem quânđi dẹp loạn. Năm Đinh Tỵ (1557), Ngài đem theo thân mẫu cùng gia binh điđường tắt, xuyên rừng vượt núi vào Thanh Hoá. Khi tới phủ Vạn Lai, ôngvào yết kiến Hoàng đế Lê Anh Tông (1557 - 1573), và xin phép tập hợp anhem nghĩa dũng cùng với nhân dân đánh dẹp sự cát cứ của nhà Mạc (phíaBắc). Lê Anh Tông vui vẻ nhận lời, và động viên rằng: “Nhà ngươi là hàokiệt đất Khoái Châu, công thần nhà họ Hoàng, nay bỏ nhà Ân mà thờ nhàChu, trái nước Sở về với nhà Hán, nên gắng sức thật lòng cùng mưu toanviệc khôi phục. Đó cũng là ngàn năm mới có một cơ hội vậy” 2. Thời đó,nhà vua chuyển giao quyền bính cho Thế tổ Minh Khang Thái v ương Tr ịnhKiểm (1545 - 1569) làm nhiếp chính, nên Hoàng công (tức Hoàng Th ếKiều) được làm Khâm sai hầu cận. Ngài thường theo đi đánh dẹp nhà Mạc,lập nhiều chiến công, được thăng chức Thiếu phó, tước Cường Quậncông. Sau đó, triều đình còn phong tặng tước “Tiền quân Đô tứ vệ, Thiếubảo Cường Quận công, Tổng binh trong đô, Tổng binh sử tư, Hành t ổngbinh sử sự xứ Nghệ An”. Sách Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam cũngkhẳng định: “Hoàng Nghĩa Kiều là danh tướng đời Lê Chiêu Tông3, quêlàng Hoàng Vân, Kim Động, Hưng Yên. Thời Lê Trung hưng, có nhiều cônglao, phong Thái phó, tước Hồng Quận công, từng phục vụ dưới thời Tháisư Trịnh Kiểm. Ông là tằng tổ của Động Quận công Hoàng Nghĩa Giao;con cháu về sau đều là bậc tướng giỏi, hầu hết là Quận công, nhi ều khimất được phong làm Phúc thần. Con ông là Chiêu Quận công Nghĩa Thân,Phú Quận công Nghĩa Lãng (Lương), cháu nội Lan Quận côn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: