Thông tin tài liệu:
CHỈ ĐỊNH Dùng vancomycin trong các bệnh nhiễm khuẩn nặng do các chủng tụ cầu kháng methicillin (kháng với b-lactam). Vancomycin còn có chỉ định trong trường hợp người bệnh dị ứng với penicillin, hoặc người không đáp ứng với trị liệu bằng kháng sinh khác bao gồm các penicillin và cephalosporin, và trong các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với vancomycin, nhưng đề kháng với các loại kháng sinh khác. Còn dùng vancomycin để điều trị khởi đầu khi nghi ngờ nhiễm tụ cầu kháng methicillin, sự điều chỉnh điều trị sau này tùy thuộc kết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VANCOCIN CP (Kỳ 2) VANCOCIN CP (Kỳ 2) CHỈ ĐỊNH Dùng vancomycin trong các bệnh nhiễm khuẩn nặng do các chủng tụ cầukháng methicillin (kháng với b-lactam). Vancomycin còn có chỉ định trong trườnghợp người bệnh dị ứng với penicillin, hoặc người không đáp ứng với trị liệu bằngkháng sinh khác bao gồm các penicillin và cephalosporin, và trong các nhiễmkhuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với vancomycin, nhưng đề kháng với các loại khángsinh khác. Còn dùng vancomycin để điều trị khởi đầu khi nghi ngờ nhiễm tụ cầukháng methicillin, sự điều chỉnh điều trị sau này tùy thuộc kết quả vi sinh học. Vancomycin có hiệu quả trong điều trị viêm màng trong tim do tụ cầu,ngoài ra tính hiệu quả còn được chứng minh trong các nhiễm khuẩn khác do tụcầu, bao gồm : nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương, nhiễm khuẩn đường hôhấp dưới, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da. Khi nhiễm tụ cầu khu trú và có mủ, cầnphối hợp kháng sinh với phương pháp phẫu thuật thích hợp. Vancomycin được báo cáo có hiệu quả khi dùng đơn độc hoặc phối hợp vớiaminoglycoside trong trường hợp viêm màng trong tim do Streptococcus viridanshay S. bovis. Trường hợp viêm màng trong tim do cầu khuẩn ruột (thí dụ E.faecalis), vancomycin được báo cáo chỉ có hiệu lực khi phối hợp vớiaminoglycoside. Vancomycin có hiệu quả trong điều trị viêm màng trong tim do vikhuẩn bạch hầu. Kết hợp vancomycin với rifampin, aminoglycoside hoặc với cảhai sẽ cho hiệu quả trong viêm màng trong tim giai đoạn sớm ở người bệnh có lắpvan giả phục hình gây ra do S. epidermidis hay do vi khuẩn bạch hầu. Cần lấy bệnh phẩm để phân lập, định danh vi khuẩn và xác định tính nhạycảm với vancomycin. Dạng tiêm có thể dùng đường uống trong trường hợp viêm ruột kết mànggiả liên quan đến kháng sinh gây ra bởi C. difficile hay viêm ruột non-ruột kết dotụ cầu. Không có hiệu quả trong chỉ định này, nếu dùng vancomycin đường tiêm.Ngoài chỉ định trên, không có hiệu quả nào khác khi dùng vancomycin đườnguống. Mặc dầu không có các nghiên cứu có kiểm soát về hiệu quả lâm sàng, Hiệphội tim mạch và Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ đã đề nghị dùng vancomycin như mộtkháng sinh dự phòng bệnh viêm màng trong tim do vi khuẩn để thay thế penicillinkhi người bệnh bị dị ứng với penicillin và có bệnh tim bẩm sinh, thấp tim, bệnhvan tim mắc phải khi những người bệnh đó cần có những thủ thuật về nha khoahoặc các phẫu thuật ở đường hô hấp trên. Chú ý : Khi chọn lựa kháng sinh dự phòng bệnh viêm màng trong tim do vikhuẩn, thầy thuốc và nha sĩ cần đọc kỹ khuyến cáo của Hiệp hội tim mạch và Hiệphội nha khoa Hoa Kỳ. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Chống chỉ định vancomycin với người bệnh có tiền sử mẫn cảm với thuốcnày. CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG Tiêm tĩnh mạch nhanh trực tiếp (trong vài phút) có thể gây tụt huyết ápmạnh, choáng, và hiếm khi gây ngừng tim. Thuốc nên được pha loãng, truyềnchậm không dưới 60 phút để tránh phản ứng do truyền nhanh. Khi ngừng truyền,những phản ứng trên thường hết ngay. Vancomycin hydrochloride độc với thính giác. Độc tính này có thể thoảngqua hoặc kéo dài, thường thấy ở người bệnh dùng quá liều, hoặc trước đó có bệnhvề thính giác, hoặc trong chế độ điều trị có dùng đồng thời một loại thuốc độc vớithính giác như aminoglycoside. Thận trọng khi dùng vancomycin cho người bệnhsuy thận, vì nguy cơ gây độc càng tăng khi nồng độ trong máu càng cao và kéodài. Cần điều chỉnh liều lượng vancomycin trong trường hợp suy thận (xin đọcphần Thận trọng lúc dùng và Liều lượng). THẬN TRỌNG LÚC DÙNG Tổng quát : Một vài người bệnh uống nhiều liều vancomycin để chữa viêmruột kết có màng giả do C. difficile có thể có nồng độ vancomycin trong huyếtthanh có ý nghĩa trên lâm sàng. Dùng vancomycin trong một thời gian dài có thể làm phát triển quá mứccác vi khuẩn không nhạy cảm. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận. Nếu có bộinhiễm trong quá trình điều trị, cần có các biện pháp điều trị thích hợp. Trong mộtsố ít trường hợp, thấy người bệnh dùng vancomycin đường tĩnh mạch bị viêm ruộtkết có màng giả do C. difficile. Để giảm bớt nguy cơ độc tính trên thận ở người bệnh có suy thận tiềm tànghoặc có dùng kèm aminoglycoside, cần theo dõi chức năng thận liên tục và tuânthủ chặt chẽ chế độ liều lượng thích hợp (xin đọc phần Liều lượng). Làm các xét nghiệm về chức năng thính giác nhiều lần có thể giúp pháthiện bệnh lý nhằm làm giảm nguy cơ độc tính với thính giác. Giảm bạch cầu trung tính có hồi phục có thể xảy ra ở người bệnh dùngvancomycin hydrochloride. Người bệnh nào phải dùng vancomycin dài ngày hoặcphải dùng phối hợp với những thuốc gây giảm bạch cầu trung tính, thì nên đượctheo dõi định kỳ công thức bạch cầu. Vancomycin hydrochloride gây kích ứng mô, nên cần được truyền ở nhữngtĩnh mạch an toàn. Tiêm bắp hoặc khi truyền thuốc trệch k ...