Danh mục

Vàng sao – tuyên ngôn tượng trưng của Chế Lan Viên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 70.83 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong tập văn xuôi Vàng sao, Chế Lan Viên đã bày tỏ một cách cụ thểquan điểm tượng trưng trong sáng tác, đồng thời tạo dựng một thế giới nghệ thuậttương ứng với những quan điểm đó. Đó là một thế giới của hư vô, huyền bí. Trongthế giới đó, tâm linh – vũ trụ tương giao, tương ứng. Nhà văn đề cao trực giác, chủchương dùng biểu tượng để bộc lộ nội quan sáng tạo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vàng sao – tuyên ngôn tượng trưng của Chế Lan Viên JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2013, Vol. 58, No. 6, pp. 12-17 VÀNG SAO – TUYÊN NGÔN TƯỢNG TRƯNG CỦA CHẾ LAN VIÊN Lê Trà My Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong tập văn xuôi Vàng sao, Chế Lan Viên đã bày tỏ một cách cụ thể quan điểm tượng trưng trong sáng tác, đồng thời tạo dựng một thế giới nghệ thuật tương ứng với những quan điểm đó. Đó là một thế giới của hư vô, huyền bí. Trong thế giới đó, tâm linh – vũ trụ tương giao, tương ứng. Nhà văn đề cao trực giác, chủ chương dùng biểu tượng để bộc lộ nội quan sáng tạo. Từ khóa: Chế Lan Viên, chủ nghĩa tượng trưng, tuyên ngôn, tâm linh, trực giác.1. Mở đầu Chủ nghĩa tượng trưng trong văn học phương Tây đặc biệt là văn học Pháp có nhữngảnh hưởng nhất định đến văn học Việt Nam thập kỉ 30 - 40 của thế kỉ XX. Một số nhàthơ của phong trào Thơ mới có xu hướng vượt qua thi pháp lãng mạn, vươn tới những tìmtòi tượng trưng. Trong số này phải kể đến Chế Lan Viên. Là một thành viên của trườngthơ loạn, tập hợp những nhà thơ có ảnh hưởng khá đậm của chủ nghĩa tượng trưng, ChếLan Viên với Điêu tàn đã cho thấy những dấu vết tượng trưng qua một thế giới thơ trànđầy nỗi cô đơn tự huỷ trong một miền hoang tưởng không cùng, một thế giới của “lẻ loi”và “bí mật” được thấu nhận bằng tưởng tượng và trực giác... Cùng với Điêu tàn, tập tảnvăn Vàng sao (Tân Việt xuất bản, 1942) là một sự bổ sung cho thấy rõ hơn ý thức nghệthuật của Chế Lan Viên trong giai đoạn này. Tản văn là thể loại cho phép nhà văn vừa xâydựng được những hình tượng, biểu tượng vừa có thể trực tiếp phát biểu những tư tưởngcủa mình. Ở Vàng sao, Chế Lan Viên có dịp bày tỏ một cách cụ thể, minh định quan điểmtượng trưng trong sáng tác, đồng thời có thể tạo dựng một thế giới nghệ thuật tương ứngvới những quan điểm đó. Trong khát vọng phủ định các nhà lãng mạn, nếu nhóm Dạ Đàikhông ngần ngại xác định một Bản tuyên ngôn về tượng trưng, thì Vàng sao cũng có thểđược coi như một cách “tuyên ngôn” của Chế Lan Viên về sự tìm đến một phương diệnảnh hưởng khác của văn học phương Tây tới văn học Việt Nam - chủ nghĩa tượng trưng.2. Nội dung nghiên cứu Đặt vấn đề giải mã Vàng sao, Hoài Anh thừa nhận tính chất tượng trưng đậm néttrong tập tản văn này [1]. Quan điểm tượng trưng của Chế Lan Viên trong Vàng saoNgày nhận bài 01/08/2013. Ngày nhận đăng 29/08/2013.Liên lạc Lê Trà My, e-mail: nhimtimy@gmail.com12 Vàng sao – tuyên ngôn tượng trưng của Chế Lan Viênkhông chỉ bộc lộ qua những phát ngôn trực tiếp mà còn ẩn chứa trong các hình ảnh, cácbiểu tượng đầy ám ảnh. Có thể thấy trong Vàng sao quan điểm về tượng trưng được biểuhiện chủ yếu trên các phương diện sau.2.1. Thế giới của hư vô, huyền bí Dường như thế giới Chế Lan Viên đang tìm kiếm là một thế giới của hư vô, huyềnbí, một vũ trụ lớn đầy bí mật và con người nhận ra chính mình từ thế giới ấy. Ngay tronglời tựa cho tập sách, ông đã nói rằng “Người sống trong gia đình xã hội đã đành, nhưnggia đình xã hội còn sống trong một cái gì to rộng hơn: ấy là vô tận, bao la, hư vô, huyềnbí” (Lệ). Theo cách nhìn của tác giả, thế giới không phải chỉ đóng khung trong một khônggian nào, nó không có giới hạn, không dễ nhận thức bằng lí tính, không nhìn được bằngđôi mắt thường; đó cũng không phải là một thế giới phân cực của cái bên ngoài, cái bêntrong; trong vô tận, bao la của sao trời, của thời gian con người bắt gặp hồn mình, thứcnhận về cá nhân mình như một sự bừng ngộ. Thế giới của hư vô, thần bí có một lực hútmạnh mẽ đối với những tâm hồn vượt lên tất cả thói thường của sự sống. Trong bài Giaothừa tác giả viết: “...tôi là một ánh sao băng, luôn luôn tự đuổi, chạy mình, bởi thèm kháthư vô và ước ao kì lạ”. Hướng tới sự thần bí, Chế Lan Viên cũng tìm đến với tôn giáo.Ông nhắc tới Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo... Tuy nhiên, nói đến các tôn giáo, gọitên các đấng tinh thần, thực chất nhà văn muốn tạo một màn “sương tôn giáo” để tăngthêm sự huyền bí cho thế giới nghệ thuật chứ không phải một sự thành tâm sùng tín. Cónhững khi, như một sự cầu xin: “Hãy dựng mau cho tôi một hình ảnh để trong phút lòngcăng thẳng (hay mềm yếu) tôi quỳ xuống và đôi môi sẽ gọi: Thày ơi!” (Chiều tin tưởng),nhà văn hướng về một sự linh thiêng, song đó là chốn linh thiêng tự tạo, nằm ngay trongý thức của mình, an ủi hồn mình. Như vậy không thể nói đến một sự sùng bái tôn giáohay những tượng trưng tôn giáo ở Chế Lan Viên như có người đã từng nói. Trường hợpnày, tượng trưng là một lối đi, kết hợp với nhiều con đường khác, nghệ sĩ bước trên đó đểkhám phá và bộc lộ thế giới nội tâm của con người. Trong quan niệm của Chế Lan Viên, điều quan trọng đối với một nhà nghệ sĩ khôngphải là sự trải nghiệm. Khi viết Vàng sao, Chế Lan Viên vẫn còn rất trẻ, “Tôi chưa “sống”gì tất cả. Muốn hái trái cây còn phải nhón chân” (Lệ). Chính khát vọng về sự thần bí chứkhông phải những cảm hứng đối với chất sống thực đã thắp lên những ngọn lửa sáng tạoở ông. Đối với nhà văn cái đẹp đồng nhất với cái bí ẩn, như là nơi thánh thất - “Mĩ thuậttức là thần bí”, và sáng tạo đồng nghĩa với “Đào xới hư vô. Tuôn chảy hư vô. Thoát tục. Ởtrên cõi tục” (Mĩ thuật). Quá trình hướng tới sự thần bí của sự vật, của vũ trụ đôi khi đồng hành với quá trìnhkhám phá chính bản thân. Thế giới tâm hồn cũng là một cõi vô cùng vô tận, tìm kiếm hồnmình là chạm đến hư vô, hoang mang vô định: “đem mình đọ với hư vô, chết đi chưa kịpthấy hư vô (Vàng sao đêm tin tưởng), “vu vơ ở trong thần bí, mờ mờ nhân ảnh (Sõi tối).Một điều không thể phủ nhận là các nhà văn Việt Nam giai đoạn này có thể cùng mộtlúc tiếp nhận nhiều khuynh hướng nghệ thuật khác nhau, cho nên sáng tác không hoàntoàn thuộc về một khuynh hướng nào mà thường có sự pha trộn. Trong Vàng sao, Chế Lan ...

Tài liệu được xem nhiều: