Danh mục

Vành đai xanh trên đường cao tốc Tarim xuyên qua sa mạc Taklamakan

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 319.38 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để ngăn chặn đường cao tốc từng bị chôn vùi bởi những đụn cát xâm lấn, người ta trông một thảm thực vật trên cả hai bên đường để neo cát lại. Một hệ thống thủy lợi lớn đã được xây dựng sao cho nước bơm từ hồ chứa dưới lòng đất đủ để duy trì hệ sinh thái nhân tạo này. Đường cao tốc sa mạc Tarim đi qua sa mạc Taklamakan, ở Trung Quốc, liên kết các thành phố Luntai và Minfeng nằm trên đường biên giới phía Bắc và phía Nam của lưu vực sông Tarim. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vành đai xanh trên đường cao tốc Tarim xuyên qua sa mạc Taklamakan Vành đai xanh trên đường cao tốc Tarim xuyên qua sa mạc TaklamakanĐể ngăn chặn đường cao tốc từng bị chôn vùi bởi những đụn cát xâm lấn, người tatrông một thảm thực vật trên cả hai bên đường để neo cát lại. Một hệ thống thủy lợilớn đã được xây dựng sao cho nước bơm từ hồ chứa dưới lòng đất đủ để duy trì hệsinh thái nhân tạo này.Đường cao tốc sa mạc Tarim đi qua sa mạc Taklamakan, ở Trung Quốc, liên kết cácthành phố Luntai và Minfeng nằm trên đường biên giới phía Bắc và phía Nam của lưuvực sông Tarim. Tổng chiều dài của con đường cao tốc này là 552km, trong đó cókhoảng 446km được xây dựng trên một khu vực không có người ở, được bao phủ bởinhững cồn cát dịch chuyển cao 20m, những cồn cát này thường xuyên chôn vùi đườngcao tốc.Để ngăn chặn đường cao tốc từng bị chôn vùi bởi những cồn cát xâm lấn, người ta tiếnhành trồng một thảm thực vật trên cả hai bên đường để neo cát lại. Một hệ thống thủy lợilớn đã được xây dựng sao cho nước bơm từ hồ chứa dưới lòng đất đủ để duy trì hệ sinhthái nhân tạo này. Hàng trăm công nhân được thuê để trồng cây, những căn nhà được xâydựng cách mỗi 4 cây số dọc theo con đường để làm chỗ ở cho công nhân chăm sóc cây,họ phải đảm bảo rằng thảm thực vật này sẽ không chết. Nước xuất phát từ giếng, giếngphải đào sâu xuống hơn 100m vào tầng ngậm nước bên dưới sa mạc, nước từ giếng đượccung cấp bởi các con sông chảy xuống từ các ngọn núi xung quanh. Mặc dù có nồng độdung dịch muối cao trong nước, nhưng các vành đai xanh này vẫn tiếp tục phát triểnmạnh.Năm năm qua chính phủ đã trồng thử nghiệm các loài cây khác nhau có thể tồn tại trongđiều kiện sa mạc. Trong năm 1999, một dự án thí điểm của vành đai bảo vệ được thựchiện dọc theo một phầnđường cao tốc dài 6,3km đã được hoàn thành. Trong năm 2001,dự án đã được mở rộng thêm một đoạn dài 30,8 cây số dọc theo đường cao tốc. Dự áncuối cùng đã được sự chấp thuận của nhà nước trong năm 2003. Ngày nay, gần 4/5 chiềudài của đường cao tốc sở hữu hai bên vành đai cây rộng 72-78m, bao gồm tổng diện tíchhơn 3.000 ha.Đường cao tốc sa mạc Tarim có ý nghĩa kinh tế rất lớn, đó là lý do tại sao các biện pháptốn kém và phức tạp như vậy cần phải được thông qua chỉ để giữ cho các cây trồng có thểsống được. Đường cao tốc được xây dựng vào năm 1995 để phục vụ đường ống dẫn dầuBắc - Nam nằm bên dưới sa mạcTaklamakan. Bên dưới sa mạc còn chứa các mỏ dầu khílớn nhất Trung Quốc. Đường cao tốc không chỉ cho phép truy cập trực tiếp đến mỏ tàinguyên nằm dưới lòng chảo Tarim, mà nó cũng cho phép vận chuyển hàng hoá và tàinguyên từ các mỏ dầu Lunnan ở phía Nam một cách nhanh chóng, không phải đi đườngvòng xung quanh sa mạc. Bởi vì khu vực này hoàn toàn không có người ở nên có mộttrạm xăng và một vài nhà hàng được xây dựng tại các điểm nằm dọc theo đường caotốc để cho các khách du lịch nghỉ chân tiếp tế.

Tài liệu được xem nhiều: