Danh mục

Vật quyền, Nghĩa vụ và Hợp đồng trong Luật Dân Sư La Mã

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 522.78 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài sản hay vật (res) là những vật chất đáp ứng nhu cầu của con người và có ý nghĩa kinh tế - xã hội. - Quyền tài sản là quyền yêu cầu chứ không phải là tài sản. 2. Phân loại: a. Động sản và bất động sản. - Động sản (res mobiles) là những vật có thể bị di chuyển được trong không gian hoặc bản thân có thể tự di chuyển được mà không ảnh hưởng đến giá trị và suy chuyển đặc tính của nó....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vật quyền, Nghĩa vụ và Hợp đồng trong Luật Dân Sư La Mã ĐỀ CƯƠNG LUẬT DÂN SỰ LA MÃBÀI 4: VẬT QUYỀN (QUYỀN ĐỐI VẬT) I. Khái niệm và phân loại tài sản: 1. Khái niệm: - Tài sản hay vật (res) là những vật chất đáp ứng nhu cầu của con người và có ý nghĩa kinhtế - xã hội. - Quyền tài sản là quyền yêu cầu chứ không phải là tài sản. 2. Phân loại: a. Động sản và bất động sản. - Động sản (res mobiles) là những vật có thể bị di chuyển được trong không gian hoặcbản thân có thể tự di chuyển được mà không ảnh hưởng đến giá trị và suy chuyển đặc tính của nó. vídụ: gia súc, gia cầm, nô lệ. Có 2 loại: loại chuyển động do có tác động từ bên ngoài (res mobilis) và đồvật tự di chuyển (res se moventes) - Bất động sản (res immobiles) là những vật không thể di chuyển được trong khônggian mà không ảnh hưởng đến giá trị và đặc tính sử dụng của vật, bất động sản cơ bản nhất là đấtđai và những vật gắn chặt với nó.. Ví dụ: nhà cửa, cây cối. - Ý nghĩa: Để xây dựng phương pháp thủ đắc, đối với bất động sản thì việc di dời thìphải tuân theo trình tự luật định và phải có đăng kí quyền sở hữu. Sự phân loại này có ý nghĩa khixuất hiện quy định super ficies solo cedit, theo đó, tất cả những gì có trên trái đất đều thuộc sở hữucủa chủ sở hữu của mãnh đất cho dù chúng thuộc về ai đó. b. Đồ vật thay thế được và không thay thế được - Vật chia được (res divisible): là những vật khi phân chia thành các phần, các phần ấykhông bị giảm giá trị tài sản chung và chức năng sử dụng. - Vật không chia được là những vật ngược lại khi chia thành các phần thì giá trị củachúng bị ảnh hưởng và suy giảm chức năng sử dụng. c. Vật đơn nhất và vật thay thế - Vật đơn nhất (đặc định) (res quae conti netur uno spiritu) là đồ vật hợp thể đơnnhất về mặt tự nhiên hay do tính chất vật lý (hòn đá, chiếc cốc, con người). - Vật thay thế là những vật tương tự nhau và hình dạng, màu sắc, đặc tính, công dụng. - Ý nghĩa của sự phân loại: Liên quan đến nghĩa vụ giao tài sản. Đối với những vật đặtđịnh thì phải giao đúng vật đó, còn đối với những vật thay thế, chúng có thể thay thế nhau nhưng vớiđiều kiện cùng chất liệu. d. Vật tiêu hao và không tiêu hao. - Vật tiêu hao là vật qua một lần sử dụng bị mất hoặc không giữ được hình dạng, sốlượng, đặc tính, công dụng ban đầu. - Vật không tiêu hao là những vật qua nhiều lần sử về cơ bản không thay đổi về đặctính, số lượng, công dụng ban đầu. - Ý nghĩa của việc phân chia này: Nhằm xây dựng đối tượng cho các loại hợp đồng, vậttiêu hao không thể là đối tượng trong các quan hệ thuê, mượn. II. Khái niệm, phân loại vật quyền: 1. Khái niệm: - Vật quyền là quyền của một chủ thể bằng hành vi của mình tác động lên tài sản theoý chí của mình mà không phụ thuộc vào người khác để nhằm thỏa mãn lợi ích của cá nhân mình - Trái quyền là quyền của chủ thể bằng hành vi của người khác để thỏa mãn lợi ích củabản thân mình. 2. Phân loại: a, Quyền chiếm hữu: - Chiếm hữu là nắm giữ, chi phối tài sản theo ý chí của mình mà không phụ thuộc vào ý chí người khác, coi tài sản đó như là của mình. Nó phải thỏa mãn 2 điều kiện: chiếm giữ thực tế, ý chí chiếm hữu. - Chiếm hữu bao gồm: + Chiếm hữu hợp pháp + Chiếm hữu bất hợp pháp.  Bất hợp pháp ngay tình: Việc chiếm hữu là bất hợp pháp nhưng ngườichiếm hữu không biết hoặc không thể biết.  Bất hợp pháp không ngay tình: Việc chiếm hữu là bất hợp pháp, ngườichiếm hữu biết hoặc buộc phải biết việc chiếm hữu tài sản đó là bất hợp pháp nhưng vẫn có tìnhchiếm hữu. - Ý nghĩa: người chiếm hữu ngay tình có thể trở thành chủ sở hữu theo thời hiệu tráchnhiệm bảo quản tài sản nhẹ hơn, được nhận thành quả lợi nhuận từ việc sử dụng tài sản. b. Quyền sở hữu: - Các luật gia La Mã không đưa ra được khái niệm chính thức về quyền sở hữu mà chỉnêu lên những quyền năng của một chủ sở hữu + Jus Utendi (Quyền sử dụng) + Jus Fruendi (Quyền thu nhận thành quả từ tài sản) + Jus Possidendi (Quyền chiếm hữu tài sản) + Jus Abutendi (Quyền định đoạt tài sản) + Jus Videcandi (Quyền kiện đòi tài sản) - Căn cứ phát sinh quyền sở hữu : + Căn cứ nguyên sinh (tự nhiên) : là căn cứ trong đó quyền sở hữu của chủ thểđược xác lập không phụ thuộc vào ý chí của người chủ sở hữu trước. + Căn cứ phái sinh : là những căn cứ mà từ đó quyền sở hữu được xác lập đốivới vật phụ thuộc vào ý chí c ...

Tài liệu được xem nhiều: