Danh mục

Vảy nến bệnh khó chữa, dễ tái phát

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.92 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu vảy nến bệnh khó chữa, dễ tái phát, y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vảy nến bệnh khó chữa, dễ tái phát Vảy nến - bệnh khó chữa, dễ tái phátHiện nay, nguyên nhân gây bệnh này vẫn chưa được sáng tỏ. Do đó, việcđiều trị còn gặp nhiều khó khăn. Các thuốc đã được sử dụng đều khôngmang lại hiệu quả bền vững và không ngăn được tái phát.Ở Việt Nam, vảy nến chiếm 3-5% tổng số bệnh nhân đến khám da liễu.Bệnh biểu hiện thành chấm, vết hoặc mảng nền viêm đỏ, phủ vảy nhiều lớp,dễ bong, màu trắng đục như xà cừ, như nến. Bệnh tiến triển từng đợt, hay táiphát, có khi dai dẳng nhiều năm.Tùy triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ phân vảy nến thành nhiều thể: chấm,giọt, đồng tiền, mảng, đỏ da, mụn mủ, khớp... Thể chấm, giọt, đồng tiềnhoặc mảng khu trú thường lành tính, không ảnh hưởng gì lớn đến sức khỏe,chỉ gây ngứa khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân trong quan hệ giađình, xã hội. Riêng các thể đỏ da, mụn mủ, viêm da thường kèm theo tổnthương nội tạng, tiên phát hoặc thứ phát, nếu không được điều trị, săn sóctích cực, đúng đắn thì có thể gây chết người.Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vẩy nến vẫn chưa được sáng tỏ. Bệnh cóthể liên quan tới nhiều yếu tố riêng rẽ hoặc phức hợp tùy từng bệnh nhân:nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn (viêm tai mũi họng, cúm), xúc cảm thần kinh độtngột (stress), rối loạn chuyển hóa đường, mỡ, nội tiết, dị ứng, di truyền...Vì nguyên nhân chưa rõ ràng nên điều trị còn khó khăn. Có thể nói, hầu nhưtất cả các loại thuốc đều đã được sử dụng trong điều trị vảy nến. Đó là cácthuốc cổ điển (asen, bismut, DDS, novocain, vitamin), hiện đại (kháng sinh,corticoid, thuốc ức chế hoặc tăng cường miễn dịch, cyclosporin, interferon,interleukin...) hoặc thuốc kết hợp các chất chống viêm, bạt sừng, tạo da (kemcó salicylic, gudron, corticoid, diprosalic, betnoval...). Chúng chỉ mang lạikết quả không chắc chắn, không bền vững và đại đa số vẫn không thể ngănngừa được tái phát.Phương pháp điều trị vảy nến phổ biến nhất hiện nay là PUVA (uống thuốcpsoralen gây cảm ứng ánh sáng, sau đó chiếu tia cực tím sóng dài UVA),hiệu quản có thể đạt 80-90%, nhưng tỷ lệ tái phát 40% hoặc hơn.Kể cả các phương pháp dùng thuốc toàn thân hiện đại và phương phápPUVA (đơn thuần hoặc kết hợp với vitamin A) đều có khả năng gây tácdụng phụ, có khi nghiêm trọng: tổn thương gan, thận, máu, rối loạn miễndịch, ung thư da... Có thể nói, hiện có loại thuốc Tây y nào là lý tưởng,đặc hiệu đối với vảy nến.Các đơn thuốc Đông y cũng cho kết quả hạn chế (70-75% trường hợp bệnhthể nhẹ được làm sạch tổn thương, không ngăn ngừa được tái phát).Vì vậy, đối với bệnh nhân vảy nến, nhất là các thể rộng và nặng, thầy thuốcphải động viên họ kiên trì điều trị, thậm chí chấp nhận chung sống hòa bìnhvới bệnh. Sự lo lắng, bi quan, căng thẳng thần kinh vì nó càng làm bệnhthêm phức tạp, hạn chế kết quả điều trị.Bệnh nhân cần tránh chà xát mạnh lên tổn thương khi tắm rửa và bôi thuốc(có thể tắm bằng nước ấm, xà phòng, giúp bong vảy). Không tự ý dùngthuốc để đề phòng viêm da, kích ứng. Các thuốc như mỡ salicylic,crisofamic, gudron... nếu bôi rộng có thể gây nhiễm độc. Còn các mỡcorticoid, flucinar, xinala... ban đầu có thể cho kết quả tốt nhưng nếu lạmdụng thì sẽ gây tái phát nặng hơn. Việc bôi corticoid rộng, lâu ngày có thểgây tác dụng phụ giống như khi dùng đường toàn thân (teo da, trứng cá, phịmặt, xốp xương, rối loạn điện giải). Cũng không nên tùy tiện tiêm thuốc nàyđể tránh các tai biến.Ngoài ra, người bị vảy nến nên tránh dùng các chất kích thích, hạn chế rượu,cà phê, thuốc lá. Việc sinh hoạt điều độ, lao động, thể dục thể thao, tắm biển,tắm nắng thích hợp... rất có lợi cho điều trị.

Tài liệu được xem nhiều: