6. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt. 6.1. Chẩn đoán xác định dựa vào:+ Vị trí.+ Tổn thương cơ bản: đám đỏ, nền cứng cộm, phủ vẩy trắng nhiều lớp. + Dấu hiệu Kobner.+ Phương pháp cạo vẩy Brocq. + Mô bệnh học da.6.2. Chẩn đoán phân biệt: + á vẩy nến.+ Vẩy phấn hồng Gibert+ á sừng liên cầu, eczematide + Sẩn giang mai II.7. Điều trị. Điều trị vẩy nến còn nan giải, mặc dù những năm gần đây có những loại thuốc mới, phương pháp điều trị mới có hiệu quả cao hơn được đưa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VẨY NẾN (Psoriasis) (Kỳ 4) VẨY NẾN (Psoriasis) (Kỳ 4) BS CKII Bùi Khánh Duy6. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt.6.1. Chẩn đoán xác định dựa vào:+ Vị trí.+ Tổn thương cơ bản: đám đỏ, nền cứng cộm, phủ vẩy trắng nhiều lớp.+ Dấu hiệu Kobner.+ Phương pháp cạo vẩy Brocq.+ Mô bệnh học da.6.2. Chẩn đoán phân biệt:+ á vẩy nến. + Vẩy phấn hồng Gibert + á sừng liên cầu, eczematide + Sẩn giang mai II. 7. Điều trị. Điều trị vẩy nến còn nan giải, mặc dù những năm gần đây có những loạithuốc mới, phương pháp điều trị mới có hiệu quả cao hơn được đưa ra, các loạithuốc này làm bệnh đỡ nhiều hoặc tạm khỏi về lâm sàng, sau một thời gian bệnhlại tái phát, chưa có loại thuốc nào chữa bệnh khỏi hẳn được. 7.1. Các loại thuốc bôi điều trị vẩy nến. 7.1.1. Thuốc bong vẩy , bạt sừng. Mỡ salicylic 2%, 3%, 5% có tác dụng lam bong vaayr, chống lại hiện tượngá sừng, làm giảm đỡ triệu chứng bong vẩy nhưng không có tác dụng trên triệuchứng viêm thâm nhiễm nền cứng cộm của vẩy nến. 7.1.2. Goudron : là một loại thuốc khử oxy có 2 loại. - Goudron nguồn góc chưng cất phân huỷ từ một số gỗ có nhựa ( câythông...). -Goudron nguồn gốc từ than đá. Đó là một chất lỏng có màu nâu sẫm hay màu đen, nhót với mùi hắc đặctrưng. pH có tính acit, hòa tan trong dung môi hữu cơ, ít tan trong nước được dùngđiều trị bệnh vẩy nến,eczema dạng dung dịch cồn, bột nhão, mỡ và nguyênchất ( goudron pur). Dầu cade là 1 loại goudron nguồn gốc sản phẩm chưng cất từ một loại gỗcây thông. Coaltar là 1 loại goudron than đá. Goudron là 1 loại thuốc cổ điển điều trị vẩy nến khá tốt, có tác giả coigoudron là vua của các loài thuốc bôi, bôi vào tổn thương vẩy nến làm tổnthương hết vẩy, tan nhiễm cộm và tổn thương biến mất sau đợt điều trị. Nhượcđiểm là màu đen, mùi hắc dây bẩn quần áo và một số bôi lâu ngày có thể có viêmnang lông. Mỡ Sabouraud 1 công thức nổi tiếng chữa vẩy nến, thnàh phần gồmgoudron, dầu cadơ, diêm sinh, Resorcin...a. salicylic. 7.1.3. Anthralin là một loại thuốc khử oxy có tiềm năng ức chế cácenzymes điều hoà việc sử dụng glucoza đỏ là men 6-phosphate -deshydrogenase (G6-PDH). Thường dùng Anthralin trong điểu trị tiếp xúc ngắn (short contact). Trong 2 tuần đầu hàng ngày bôi Anthralin, nồng độ 0,1% - 0,3% sau đó 10-20 phút tắm rửa thuốc đi. Các tuần sau điều trị duy trì 2 lần/ tuần. Chú ý tránh hiện tượng kích thích da, không tắm nước nóng sau khi bôithuốc trong vòng 1 giờ, tránh để dây thuốc vào mắt. 7.1.4. Mỡ corticoid ( biệt dược mỡ Flucinar, Synalar, Eumovate, Betnovate,Tempovate, Diproson, Sicorten ,Lorinden...). Ưu điểm của thuốc mỡ corticoid là bệnh đỡ nhanh, tương đối sạch, bệnhnhân ưa thích. Nhược điểm là bôi diện rộng, dài ngày có thể gặp tác dụng phụ nhưnổi trứng cá, teo da, giãn mạch, vết rạn da... và có hiện tượng nhờn thuốc hoặc bật bóng về sau bệnh tái phát vượng bệnh nặng hơn. Hiện nay người ta cho rằng nên áp dụng bôi mỡ corticoid như sau: - Bôi loại mỡ corticoid loại nhẹ và vừa ( nhóm IV, V, VI,VII). - Bôi 1 đợt 20- 30 ngày , sau đó nghỉ thuốc 1 thời gian sau nếu cần mớidùng tiếp đợt khác. - Bôi xen kẽ, đợt này dùng mỡ corticoid, đợt sau bôi loại thuốc khác. - Tránh bôi diện rộng, kéo dài ngày. Cơ chế của thuốc là ức chế huy động bạch cầu đa nhân, ức chế tổng hợpDNA ở pha G1, G2 của gián phân, chống viêm, chống gián phân. 7.1.5. Mỡ Daivonex (calcipotriol): là chất đồng đẳng vitamin D3 có tácdụng ức chế tăng sinh tế bào sừng (keratinocytess) và kích thích quá trình biệt hoátế bào sừng, tác dụng vào lympho T, ức chế sản sinh IL2, giảm sự biểu hiện củaHLA- DR, thuốc này theo số liệu nghiên cứu tốt hơn mỡ corticoid, chú ý chỉ dùngcho các ca vẩy nến khu trú, bôi ngày 2 lần ( sáng và chiều). Chỉ bôi dưới 100 g/tuần, tương đương bôi 16% diện tích bề mặt da cơ thể, thường đỡ sau 1-2 tuần, đỡnhiều sau 4-8 tuần điều trị. Không bôi thuốc vào vùng mặt, bôi xong phải rửa tay,có thể gây tăng can xi huyết hoặc để lại dát thâm kéo dài, thuốc này khá đắttiền.Hiện nay còn có loại mỡ daivobet (calcipotriol kết hợp betamethason) ...