Danh mục

Về Bến Tre thăm Cồn Phụng

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 143.81 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giống như một ốc đảo xanh nổi trên sông Tiền, Khu du lịch sinh thái Cồn Phụng nằm trên một cù lao thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đang là một trong những điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái đối với du khách trong nước và quốc tế mỗi khi có dịp về thăm quê hương Đồng Khởi. Cồn Phụng còn có tên là cồn Tân Vinh. Cồn Phụng lúc đầu chỉ là một cù lao nổi giữa sông Tiền vào những năm 1930 với diện tích khoảng 28 ha, nhưng do lượng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về Bến Tre thăm Cồn Phụng Về Bến Tre thăm Cồn PhụngGiống như một ốc đảo xanh nổi trên sông Tiền, Khu du lịch sinh thái Cồn Phụngnằm trên một cù lao thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đang làmột trong những điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái đối với du khách trong nướcvà quốc tế mỗi khi có dịp về thăm quê hương Đồng Khởi.Cồn Phụng còn có tên là cồn Tân Vinh. Cồn Phụng lúc đầu chỉ là một cù lao nổi giữasông Tiền vào những năm 1930 với diện tích khoảng 28 ha, nhưng do lượng phù sa bồiđắp dồi dào mỗi năm mà nay đã lên tới trên 50 ha.Đây là một trong bốn cồn nằm trên đoạn sông Mĩ Tho được đặt theo quan niệm tứ linhmang điềm an lành hạnh phúc là: long, lân, quy, phụng. Cồn Rồng là “long”, cồn ThớiSơn là “lân”, cồn Quy (nằm phía sông Ba Lai) là “quy”, và Cồn Phụng (còn gọi là cù laoĐạo Dừa) là “phụng”. Tên Cồn Phụng có từ khi ông Nguyễn Thành Nam đến đây xâydựng chùa Nam Quốc Phật vào hồi đầu thế kỉ XX. Khi công trình này đang xây dựng,những người thợ nhặt được một cái chén cổ có hình con chim Phụng, nên đặt tên là CồnPhụng. Ngoài ra, sở dĩ nó còn có tên gọi khác là cù lao Đạo Dừa là do ông Nguyễn ThànhNam khi đến đây xây chùa Nam Quốc Phật, đã thành lập nên một giáo phái gọi là ĐạoDừa. Đạo Dừa chủ trương mang lại hoà bình, sống bằng hoa trái.Một điểm mà du khách không thể bỏ qua là tham quan khu di tích Đạo Dừa trên diện tíchkhoảng 1.500m². Hiện di tích này được bảo tồn nguyên kiến trúc được xây dựng từ thờigiáo chủ Đạo Dừa – Nguyễn Thành Nam (1909-1990) với khu sân có 9 con rồng; thápHòa Bình (cửu trùng đài), nơi ông Đạo Dừa ngồi giảng kinh pháp và truyền bá đạo giáo.Tòa tháp có kiến trúc huyền bí bằng những mảng đắp chạm rồng, phượng được gắn bằngnhững mảnh vỡ của bát đĩa, ấm chén và một đỉnh lớn cao chót vót. Trong nhà trưng bàycủa ông Đạo Dừa còn ghi lại những bức ảnh của ông lúc sinh thời, đến khi ông qua đời…Nhìn từ xa, ốc đảo Cồn Phụng nhô cao giữa con sông Tiền hiền hòa, điều này mang lạimột cảm giác thú vị cho du khách những lúc ngồi trên ghe xuồng thưởng ngoạn cảnhsông nước của miền Tây. Cồn Phụng còn cuốn hút du khách bởi những nét sinh hoạt đờithường của người dân nơi đây gắn liền với các nghề thủ công được chế tác từ dừa. Dukhách có thể đi thăm các cơ sở sản xuất kẹo dừa, sản xuất đồ lưu niệm từ cây, vỏ tráidừa…Cồn Phụng như một làng quê miền Tây thu nhỏ của Đồng bằng sông Cửu Long. Dukhách có thể khám phá và trải nghiệm nhiều nét độc đáo về văn hoá, tập tục trong đờisống dân dã của người dân xứ dừa Bến Tre. Đất đai ở đây phù sa màu mỡ, cây trái xumxuê. Nhiều gia đình vẫn giữ nếp sống chủ yếu bằng nghề nuôi ong lấy mật từ hoa nhãn vàmột số loài hoa khác. Ngồi trên xe ngựa thăm vườn cây ăn trái, dừng chân ngồi nghỉ dướingôi nhà lợp lá dừa để uống trà với mật ong và quất, thưởng thức các món ăn trái câymiền nhiệt đới. Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức một đặc sản văn hóa nổi tiếngcủa người miền Tây, đó là đờn ca tài tử.Đến với Cồn Phụng, sau bữa cơm trưa với những món ăn dân dã mang đậm phong vị ẩmthực vùng sông nước Nam bộ, du khách sẽ được ngả lưng trên những chiếc võng êm áinhẹ đưa dưới bóng mát của những khu vườn nhãn.Hiện nay, khu du lịch sinh thái Cồn Phụng đang được đầu tư nâng cấp hệ thống các nhàhàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, vườn thú hoang dã, làng nghề truyền thống, trùngtu quần thể kiến trúc Đạo Dừa… để nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút du khách.Nhờ đó, mỗi năm, Cồn Phụng thu hút hàng chục ngàn lượt khách trong nước và quốc tếđến tham quan./.

Tài liệu được xem nhiều: