Vẻ bình dân của hàng hiệu
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 169.16 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Không phải cho đến khi thương hiệu thời trang bình dân H&M gây sốt với dòng sản phẩm Versace for H&M kết hợp cùng nhãn hiệu nổi tiếng Versace, người ta mới thấy một sự gắn kết kỳ lạ giữa hàng xa xỉ với các thương hiệu bình dân.Trong vài năm trở lại đây, hãng thời trang Thụy Điển H&M liên tục tung ra các dòng sản phẩm kết hợp với các bậc thầy thời trang như Karl Lagerfeld, Stella McCartney, Roberto Cavalli, Jimmy Choo và bán rất chạy....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vẻ bình dân của hàng hiệuVẻ bình dân của hàng hiệuKhông phải cho đến khi thương hiệu thời trang bình dân H&M gây sốtvới dòng sản phẩm Versace for H&M kết hợp cùng nhãn hiệu nổi tiếngVersace, người ta mới thấy một sự gắn kết kỳ lạ giữa hàng xa xỉ với cácthương hiệu bình dân.Trong vài năm trở lại đây, hãng thời trang Thụy Điển H&M liên tục tung racác dòng sản phẩm kết hợp với các bậc thầy thời trang như Karl Lagerfeld,Stella McCartney, Roberto Cavalli, Jimmy Choo và bán rất chạy.Người yêu thời trang xếp hàng cả một ngày trước khi sản phẩm mới ra mắt.Và chỉ sau khi H&M mở cửa hàng 30 phút, có khi chỉ trong vòng 10 phút,toàn bộ sản phẩm đã được bán hết. Trang mạng của H&M cũng bị tắt nghẽnvì lượng truy cập tăng vọt để mua sản phẩm trực tuyến.Đối với Versace, hiệu quả cũng không hề nhỏ. Tất cả các phương tiện truyềnthông đều đồng loạt đưa tin và hình ảnh những mẫu thiết kế của hãng. Trongsuốt thời gian tiếp thị, Versace hầu như đã lấn át tất cả các nhãn hàng hiệukhác và trở thành tâm điểm của cả giới truyền thông lẫn giới thời trang.Ngoài H&M, các nhà bán lẻ khác cũng không bỏ lỡ cơ hội hợp tác cùng cáccông ty sản xuất hàng hiệu. Target, hệ thống siêu thị của Mỹ, năm ngoái đãđưa ra một dòng sản phẩm hợp tác cùng thương hiệu thời trang xa xỉ của ÝMissoni.Phần thiết kế là do Missoni thực hiện, trong khi khâu sản xuất và phân phốithuộc về Target. Chỉ trong một buổi sáng, hàng Missoni có giá bán lẻ từ 300tới 600 USD tại hệ thống Target trên toàn nước Mỹ đã được bán hết - một kỷlục mới trong làng thời trang.Missoni nổi tiếng với sản phẩm có chất liệu cao cấp sành điệu đến từ Ý, cònTarget lại là siêu thị gia đình hàng đ ầu tại Mỹ. Dường như 2 thương hiệu nàykhông có điểm nào chung. Thế nhưng sự tương phản này lại biến thành mộtkết hợp tuyệt vời.Missoni và Target đều đạt được các mục tiêu doanh thu, hiện diện thươnghiệu và lợi thế chiến lược lâu dài. Đối với Missoni, đây là cơ hội để thâmnhập thị trường Mỹ với chi phí quảng bá đáng giá đến từng xu.Còn Target thì đã đưa các sản phẩm thời trang thành thị vào lại hệ thống củamình một cách ấn tượng, tạo ra lợi thế cạnh tranh trước những đối thủ lâunăm như Wal-Mart.N ếu tìm hiểu sâu hơn lịch sử các thương hiệu, có thể thấy sự kết hợp nàyhoàn toàn không vô lý. Các thương hiệu xa xỉ, sang trọng thường phục vụ chogiới lắm tiền nhiều của. Tuy nhiên, những người sáng lập ra chúng lại khôngđến từ những nơi như vậy.Coco Chanel là trẻ mồ côi. Guccio Gucci là thợ thủ công đến từ làng quênước Ý... Rất nhiều sản phẩm có xuất xứ lịch sử bất ngờ mà ngày nay sẽchẳng còn được coi là cách mạng. Burberry chẳng hạn, nổi tiếng trong giớithời trang bắt đầu với sản phẩm vải dệt tuy có chất liệu thoáng khí nhưng vẫnchống thấm nước của ông tổ người Anh Thomas Burberry.Còn với Louis Vuitton (Pháp), là ấn tượng về các sản phẩm va-li vuông vứccho phép xếp chồng lên nhau khi di chuyển, nhưng vẫn chịu được nước mưavà thời tiết khắc nghiệt, trái ngược nhưng thanh lịch hơn hẳn các loại túi, hộpđể hành lý mang chóp nhọn thời đó.Sau một thời gian dài kết hợp cùng các nhà tạo mẫu hàng đầu, giờ đây H&Mcũng rục rịch cho ra mắt sản phẩm hàng hiệu riêng. Trang phục dạ hội thânthiện môi trường của H&M đã được các ngôi sao Hollywood như AmandaSeyfried, Michelle Williams lựa chọn trình diễn trên thảm đỏ trong các sựkiện lớn.Có một thách thức không nhỏ dành cho sản phẩm hàng hiệu, đó là sự đổi mớiliên tục. Những sản phẩm như túi họa tiết da ngựa vằn của Ý Cavalli 2.390euro/chiếc, hay váy lụa 3.750 euro/chiếc không dễ gì bán được hàng ngànchiếc một ngày, để nhóm sản xuất có thể tiếp tục trình làng ngay các mẫuthiết kế khác.Những khách hàng trung thành sẽ thấy nhàm chán khi không được chiêmngưỡng và sở hữu những sản phẩm mới mẻ hơn. Sự khác biệt này so với thờitrang bình dân sẽ mang lại cho H&M những thách thức không nhỏ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vẻ bình dân của hàng hiệuVẻ bình dân của hàng hiệuKhông phải cho đến khi thương hiệu thời trang bình dân H&M gây sốtvới dòng sản phẩm Versace for H&M kết hợp cùng nhãn hiệu nổi tiếngVersace, người ta mới thấy một sự gắn kết kỳ lạ giữa hàng xa xỉ với cácthương hiệu bình dân.Trong vài năm trở lại đây, hãng thời trang Thụy Điển H&M liên tục tung racác dòng sản phẩm kết hợp với các bậc thầy thời trang như Karl Lagerfeld,Stella McCartney, Roberto Cavalli, Jimmy Choo và bán rất chạy.Người yêu thời trang xếp hàng cả một ngày trước khi sản phẩm mới ra mắt.Và chỉ sau khi H&M mở cửa hàng 30 phút, có khi chỉ trong vòng 10 phút,toàn bộ sản phẩm đã được bán hết. Trang mạng của H&M cũng bị tắt nghẽnvì lượng truy cập tăng vọt để mua sản phẩm trực tuyến.Đối với Versace, hiệu quả cũng không hề nhỏ. Tất cả các phương tiện truyềnthông đều đồng loạt đưa tin và hình ảnh những mẫu thiết kế của hãng. Trongsuốt thời gian tiếp thị, Versace hầu như đã lấn át tất cả các nhãn hàng hiệukhác và trở thành tâm điểm của cả giới truyền thông lẫn giới thời trang.Ngoài H&M, các nhà bán lẻ khác cũng không bỏ lỡ cơ hội hợp tác cùng cáccông ty sản xuất hàng hiệu. Target, hệ thống siêu thị của Mỹ, năm ngoái đãđưa ra một dòng sản phẩm hợp tác cùng thương hiệu thời trang xa xỉ của ÝMissoni.Phần thiết kế là do Missoni thực hiện, trong khi khâu sản xuất và phân phốithuộc về Target. Chỉ trong một buổi sáng, hàng Missoni có giá bán lẻ từ 300tới 600 USD tại hệ thống Target trên toàn nước Mỹ đã được bán hết - một kỷlục mới trong làng thời trang.Missoni nổi tiếng với sản phẩm có chất liệu cao cấp sành điệu đến từ Ý, cònTarget lại là siêu thị gia đình hàng đ ầu tại Mỹ. Dường như 2 thương hiệu nàykhông có điểm nào chung. Thế nhưng sự tương phản này lại biến thành mộtkết hợp tuyệt vời.Missoni và Target đều đạt được các mục tiêu doanh thu, hiện diện thươnghiệu và lợi thế chiến lược lâu dài. Đối với Missoni, đây là cơ hội để thâmnhập thị trường Mỹ với chi phí quảng bá đáng giá đến từng xu.Còn Target thì đã đưa các sản phẩm thời trang thành thị vào lại hệ thống củamình một cách ấn tượng, tạo ra lợi thế cạnh tranh trước những đối thủ lâunăm như Wal-Mart.N ếu tìm hiểu sâu hơn lịch sử các thương hiệu, có thể thấy sự kết hợp nàyhoàn toàn không vô lý. Các thương hiệu xa xỉ, sang trọng thường phục vụ chogiới lắm tiền nhiều của. Tuy nhiên, những người sáng lập ra chúng lại khôngđến từ những nơi như vậy.Coco Chanel là trẻ mồ côi. Guccio Gucci là thợ thủ công đến từ làng quênước Ý... Rất nhiều sản phẩm có xuất xứ lịch sử bất ngờ mà ngày nay sẽchẳng còn được coi là cách mạng. Burberry chẳng hạn, nổi tiếng trong giớithời trang bắt đầu với sản phẩm vải dệt tuy có chất liệu thoáng khí nhưng vẫnchống thấm nước của ông tổ người Anh Thomas Burberry.Còn với Louis Vuitton (Pháp), là ấn tượng về các sản phẩm va-li vuông vứccho phép xếp chồng lên nhau khi di chuyển, nhưng vẫn chịu được nước mưavà thời tiết khắc nghiệt, trái ngược nhưng thanh lịch hơn hẳn các loại túi, hộpđể hành lý mang chóp nhọn thời đó.Sau một thời gian dài kết hợp cùng các nhà tạo mẫu hàng đầu, giờ đây H&Mcũng rục rịch cho ra mắt sản phẩm hàng hiệu riêng. Trang phục dạ hội thânthiện môi trường của H&M đã được các ngôi sao Hollywood như AmandaSeyfried, Michelle Williams lựa chọn trình diễn trên thảm đỏ trong các sựkiện lớn.Có một thách thức không nhỏ dành cho sản phẩm hàng hiệu, đó là sự đổi mớiliên tục. Những sản phẩm như túi họa tiết da ngựa vằn của Ý Cavalli 2.390euro/chiếc, hay váy lụa 3.750 euro/chiếc không dễ gì bán được hàng ngànchiếc một ngày, để nhóm sản xuất có thể tiếp tục trình làng ngay các mẫuthiết kế khác.Những khách hàng trung thành sẽ thấy nhàm chán khi không được chiêmngưỡng và sở hữu những sản phẩm mới mẻ hơn. Sự khác biệt này so với thờitrang bình dân sẽ mang lại cho H&M những thách thức không nhỏ.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
quản lý doanh nghiệp lãnh đạo doanh nghiệp quản trị nhân sự xây dựng thương hiệu quản trị thương hiệu định vị thương hiệuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS. TS. Trần Anh Tài
137 trang 818 12 0 -
45 trang 488 3 0
-
Chương 2 : Các công việc chuẩn bị
30 trang 313 0 0 -
12 trang 304 0 0
-
Câu hỏi ôn tập môn Giao tiếp và quan hệ công chúng
28 trang 273 0 0 -
10 lỗi trong xây dựng thương hiệu
6 trang 269 0 0 -
30 trang 263 3 0
-
Bài giảng Quản trị nhân lực - Chương 2 Hoạch định nguồn nhân lực
29 trang 249 5 0 -
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 234 0 0 -
BÀI THU HOẠCH NHÓM MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
18 trang 221 0 0