Danh mục

Vẽ bùa mà đeo

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 344.13 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (29 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghệ thuật ngôn ngữ là gì? Bài thơ là gì? Một câu hỏi thường trở đi trở lại trong đầu M. Một hôm đầy ngẫu nhiên, M.viết được một dòng như sau: “Bài thơ là bao tử của những âm tiết”. Thật là khoái hoạt. Bao tử thường là trọng tâm và kết thúc của mọi vấn đề. M.thấy chữ như nhúc nhích và tuột sâu xuống trong một cái túi óng ánh sắc màu. Bài thơ trong túi hay trong bao tử thật quá là vừa vặn. Thường thì những gì vừa vặn là đẹp. Những âm tiết vang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vẽ bùa mà đeo Vẽ bùa mà đeo TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HỮU HỒNG MINHNghệ thuật ngôn ngữ là gì? Bài thơ là gì? Một câu hỏi thường trở đi trở lại trong đầu M.Một hôm đầy ngẫu nhiên, M.viết được một dòng như sau: “Bài thơ là bao tử của nhữngâm tiết”. Thật là khoái hoạt. Bao tử thường là trọng tâm và kết thúc của mọi vấn đề.M.thấy chữ như nhúc nhích và tuột sâu xuống trong một cái túi óng ánh sắc màu. Bài thơtrong túi hay trong bao tử thật quá là vừa vặn. Thường thì những gì vừa vặn là đẹp.Những âm tiết vang mãi trong cái bao tử thơ đó. Nó cho người thưởng thức vừa thấy ánhsáng, vừa thấy sự chuyển động. Bài thơ sẽ chuyển động tới đâu? Từ ánh mắt, chữ tạothành âm vang và âm vang sẽ cất thành nghĩa. Nghĩa chưng cất trong mỗi chữ cái thậtđiệu nghệ. Bài thơ từ từ đi vào tâm hồn và cuối cùng ẩn vào một nơi sâu thẳm nhất củatâm hồn.***Hôm nay tôi đi đến một triển lãm đầu tiên của bảng chữ cái. Triển lãm A. Tôi chưa thấy ởđâu tấm áp phích vụng về và trơ độn thế. Một chữ A màu vàng chói chang. Từ đỉnh chópnhọn nó thõng xuống hai cạnh như một người đàn bà đa tình mặc váy, trơ trẽn và chảnghảng hai chân. Đã thế, dưới hai chân trơ trẽn ấy lại như thọc vào giữa háng dòng chữAvantgarde - Tiên phong. Nghệ thuật tiên phong. Cứ như tiên phong là đi đầu ngoáy vàogiữa háng vậy.Và thật không ngờ. Họa sĩ có gương mặt buồn như Đông ki sốt, mang một bộ đồ đen nhưsẵn sàng để tang trước cuộc triển lãm tranh của mình. Y trịnh trọng khom người, nhấctay:- Xin mời vào!Phòng triển lãm dịu đi dưới màu vàng của những bóng đèn nhỏ. Các bức tranh với nhữngkích cỡ khổng lồ đã chiếm hết diện tích bốn bức tường của căn phòng. Họa sĩ đã vẽ đầyngẫu hứng. Cứ tưởng như những bức tranh phải căng mình ra mà chịu đựng khi y phang,phóng tới tấp lên trên đó những nắp bia, chai, gọng kính, mảnh thủy tinh… và đủ thứ hổlốn khác.Tôi bắt đầu lướt qua những bức tranh. Triển lãm A hay U? Avantgarde hay U60? Tôikhông thấy họa sĩ biểu lộ một quan điểm nghệ thuật nào ngoài sự trơ trẽn của một tinhthần đã chết. Nghệ thuật đóng hộp không có lối ra.- Thế nào? Có hiểu gì không? Không hiểu thì mời ra ngoài! - Họa sĩ hất hàm.Y bảo đó là hội họa Hậu - hiện đại. Nghệ thuật không giải thích. Không còn nghi ngờ gìnữa. Chính A. cũng không hiểu những bức tranh đã vẽ ra của y. Những cái tên kì dị “Ởnơi rất sâu của màu xanh”, “Tử thần vẫn sống”… đính chặt dưới những bức tranh nhưđang nổi loạn chống lại cái nội dung mà A. cố phô bày trong lòng nó. Cái cổ chai vỡ toácvẫn còn đeo lủng lẳng một cái nắp nhô lên trên bức tranh lười biếng như phà ra một hơirượu. Cũng có thể A. đã vẽ trong một cơn địa chấn và bức tranh chỉ còn là một miền samạc trơ trụi.- Phải hiểu hội họa Hậu - hiện đại từ bản năng gốc của nó. - A. nốc một hơi cạn vèo lycognac - Tôi không có nhiệm vụ phải lí giải hay cắt nghĩa. Làm sao phải dạy lại chongười xem tranh từ chữ A căn bản của giáo trình. Chữ A đối với tôi bây giờ chỉ làAvantgarde, A tiên phong, A Hậu-hiện đại. A! A! A! Chỉ toàn A…Bất chợt tôi hiểu hội họa A-văng-gạc. Tôi cũng cạn ly cognac, phấn khích hét vang: A!A! A!...***Nhưng chữ B thì cũng độc đáo đó chứ! Ví như mở đầu chữ Bảo Lộc. Chưa bao giờ M.đến một nơi buồn bã thế! Chúng không gần Đà Lạt để là nơi kết thúc chặng cuối cùng vềphố núi. Cũng không là Đức Trọng để hiểu cái cảm giác chơi vơi của thị trấn nhỏ vuột rangoài âm hưởng phố thị. Bảo Lộc như sự lãng quên đồng vọng trong sương mù.Đó là cảm giác lưng chừng khi M. không còn đủ sức để cố gắng nữa. Đó là băng hoại,băng giá. Trong suốt chuyến đi M. nghĩ về điều ấy. Xe qua đèo Bảo Lộc mưa như trútnước. M. quá sức ngạc nhiên khi thấy trọn vẹn những gì mình đã viết chỉ minh chứng chomột niềm tuyệt vọng. A, B, C hay U, những mẩu tự để dẫn tới ráp nối liền mạch một bàithơ. Kết cục là ý nghĩa của bài thơ vẫn còn bị bỏ lửng.Một lần M. có cảm giác ghê tởm. Trong giấc ngủ M. thấy những xác chết của hồi ức. Nóphân rã tủn mủn. Nó tối tăm và… lú ám. Không thể nghĩ ra được điều gì quái gở hơnnữa!Tại sao suy kiệt đến mức ấy nhỉ? Quả tình không có lúc nào M. cảm thấy thực sự mìnhđược khỏe. Trước sự động khởi của những ý thơ, M. như thấy thân xác mình tan biếntừng phần, mất từng bộ phận. Như bên ngoài chữ nghĩa, cuộc sống vận động ảo. Chưatừng có mặt là gì! M. thấy làm một bài thơ hưng phấn và rã rượi hơn cả một cuộc làmtình. Khi làm tình có thể thay đổi nhiều thế như thay đổi hình thức một bài thơ. Nhưngcuối cùng tan vụn từng mảnh nhỏ. Chữ nghĩa, ý tứ, tinh huyết. Nhào nặn bốc hơi trongtrò chơi định nghĩa và tìm kiếm bất tử!Những chữ cái đều mang một phiên hiệu nào đó. Gần như mọi việc trong cuộc đời gắnliền với bảng chữ cái và từ đây đọc ra những phiên hiệu. Đôi khi M. muốn thay đổi mộthàm lượng ý nghĩa trong chữ cái thì bị cảm giác thói quen chống lại mãnh liệt từ vô thức.Một cái chuẩn là thước đo. Nhưng những thước đó trong chuẩn làm cuộc sống nghèo nànđi biết bao nhiêu? Bản chất ...

Tài liệu được xem nhiều: