Danh mục

Về chúa Nguyễn, triều Nguyễn

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 209.24 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quá trình nhận thức và yêu cầu Nhận thức lịch sử là một quá trình tiến tới tiếp cận lịch sử một cách càng ngày càng khách quan, trung thực, gần với sự thật lịch sử nhất trong khả năng của các nhà sử học. Tôi nói gần với sự thật lịch sử nhất trong hàm ý là giữa lịch sử khách quan và lịch sử được nhận thức bao giờ cũng có một khoảng cách mà mục tiêu và ước vọng của các nhà sử học là rút ngắn khoảng cách đó. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về chúa Nguyễn, triều Nguyễn Về chúa Nguyễn, triều Nguyễn1. Quá trình nhận thức và yêu cầuNhận thức lịch sử là một quá trình tiến tới tiếp cận lịch sử một cách càng ngàycàng khách quan, trung thực, gần với sự thật lịch sử nhất trong khả năng của cácnhà sử học. Tôi nói gần với sự thật lịch sử nhất trong hàm ý là giữa lịch sử kháchquan và lịch sử được nhận thức bao giờ cũng có một khoảng cách mà mục tiêu vàước vọng của các nhà sử học là rút ngắn khoảng cách đó.Khả năng này tùy thuộc vào rất nhiều nhân tố, trước hết năng lực của nhà sử họcbiểu thị ở trình độ lý thuyết và phương pháp luận, cách tập hợp và xử lý các nguồnthông tin, mặt khác là cách nhìn và động cơ của nhà sử học liên quan đến nhữngtác động chi phối hay ảnh hưởng của bối cảnh chính trị của mỗi thời kỳ lịch sử. Dođó, không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta cùng nhau thảo luận để nhìn nhận,đánh giá lại một số sự kiện, nhân vật lịch sử hay cả một giai doạn, một thời kỳ lịchsử.Thời kỳ các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ thế kỷ XVI cho đến thế kỷXIX là một trong những thời kỳ lịch sử đã trải qua những cách nhìn nhận và đánggiá hết sức khác nhau, có lúc gần như đảo ngược lại.Vương triều Nguyễn để lại những bộ chính sử đồ sộ của vương triều biểu là bộĐại Nam thực lục[1]và Đại Nam liệt truyện[2]. Những bộ chính sử của vươngtriều bao giờ cũng chép theo quan điểm chính thống của vương triều đang trị vì vànhằm tôn vinh công lao, sự nghiệp của vương triều. Trên quan điểm chính thốngđó, Sử quán triều Nguyễn phê phán những thế lực đối lập như chúa Trịnh ở ĐàngNgoài, các lực lượng chống đối như coi Tây Sơn là ngụy triều...Trong xu hướng canh tân phát triển mạnh thời Tự Đức, một số nhà trí thức cấptiến đã dâng lên triều đình nhiều bản điều trần đầy tâm huyết. Trong số điều trầnnày, một số tác giả đã nêu lên trên tinh thần phê phán những mặt tiêu cực, lạc hậucủa đất nước thời Nguyễn, nhất là về kinh tế, quốc phòng và giáo dục. Tiêu biểunhất là Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ.Như vậy là trong thời kỳ các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn, bên cạnh quanđiểm chính thống tôn vinh vương triều, cũng đã có những góc nhìn khác từ nhữngđề nghị canh tân của những trí thức cấp tiến.Trong thời Pháp thuộc, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu của người ViệtNam, người Pháp, phần lớn theo xu hướng vận dụng phương pháp luận hiện đạicủa phương Tây. Các công trình nghiên cứu tập trung nhiều nhất vào việc khảo tảcác di tích lịch sử, văn hóa, các nghi lễ, các công trình nghệ thuật và các nhân vậtlịch sử cùng quan hệ giao thương với nước ngoài, các thương cảng, đô thị, nhất làkinh thành Huế. Những kết quả nghiên cứu này, ngoài những ấn phẩm in thànhsách, thường là các luận văn đăng tải nhiều nhất trên Bulletin des Amis du VieuxHue (BAVH), Bulletin de l’ Ecole française d’ Extrême-Orient (BEFEO) và trêntạp chí tiếng Việt như tạp chí Tri tân, Nam phong, Trung Bắc chủ nhật[3]....Mộtsố bộ sử An Nam của người Pháp như Histoire moderne du pays d’ Annam củaCharles Maybon[4], Lecture sur l’ histoirre d’ Annam của Ch. Maybon và H.Russier[5] cũng nhấn mạnh công thống nhất đất nước và những thành tựu của triềuNguyễn, đồng thời có xu hướng nêu cao vai trò trợ giúp của một số sĩ quan và kỹthuật Pháp.Trong những nghiên cứu cụ thể về từng phương diện như vây tuy không đưanhững nhận xét đánh giá chung về các chúa Nguyễn hay vương triều Nguyễn,nhưng tạo ra cơ sở khoa học cho những khái quát về thời kỳ lịch sử này. Nhữngnhận xét mang tính đánh giá thể hiện rõ hơn trong những một số công trình vềthông sử Việt Nam.Ví dụ Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, trong đó một mặt tác giả biện giảitriều Tây Sơn không phải là ngụy triều như cách nhìn nhận chính thống của sửtriều Nguyễn, mặt khác nêu cao công cao thống nhất đất nước đem giang sơn vềmột mối, nam bắc một nhà, làm cho nước ta thành một nước lớn ở phương namvậy[6] Tác giả đánh cao những thành tựu thời Gia Long, Minh Mệnh, nhưngcũng phê phán triều Tự Đức để cho đất nước suy yếu và lâm vàosự nguy vong.Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến năm 1975, trong thời kỳ chiến tranh,công việc nghiên cứu nói chung có bị hạn chế, số l ượng các công trình nghiên cứuchuyên đề không nhiều. Nhưng chính trong bối cảnh này đã xuất hiện một khuynhhướng phê phán gay gắt các chúa Nguyễn cũng nh ư các chúa Trịnh và đặc biệt làvương triều Nguyễn thế kỷ XIX. Khuynh hướng này phát triển ở miền Bắc trongthời gian từ 1954 phản ánh trên một số luận văn trên tạp chí Văn sử địa, Đại họcsư phạm, Nghiên cứu lịch sử và biểu thị tập trong những bộ lịch sử, lịch sử vănhọc, lịch sử tư tưởng Việt Nam...Mỗi tác giả và tác phẩm tuy có mức độ khác nhau, nhưng tựu trung đều chungkhuynh hướng phê phán các chúa Nguyễn (cũng như các chúa Trịnh) đã chia cắtđất nước, vương triều Nguyễn mở đầu bằng hành động cần viện tư bản Pháp,phong kiến Xiêm để tiến hành cuộc chiến tranh chống Tây Sơn và kết thúc bằngsự đầu hàng quân xâm lược Pháp. Thời kỳ nhà Nguyễn bị kết án là thời kỳ chuyênchế phản động nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Khuynh hướng đó gầnnhư trở thành quan điểm chính thống trong biên soạn sách giáo khoa đại học vàphổ thông.Thái độ phê phán gay gắt trên có nguyên do sâu xa trong bối cảnh chính trị của đấtnước thời bấy giờ và trong cách vận dụng phương pháp luận sử học của các nhànghiên cứu.Quan điểm trên nẩy sinh, xác lập trong những năm từ 1954-1956 và phát triểnmạnh cho đến những năm 70 của thế kỷ XX. Đó là thời kỳ cả dân tộc đang tiếnhành cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt hoàn thành nhiệm vụ giải phóng đất nước,thống nhất tổ quốc. Trong thời kỳ đó, độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia làmục tiêu cao cả, có ý nghĩa thiêng liêng của cuộc chiến đấu. Vì vậy khi nhìn lạilịch sử, bất cứ hành động nào xúc phạm hay đi ngược lại độc lập và thống nhất đềubị phê phán. Cuộc tranh luận về sự thống nhất đất nước thời Tây Sơn và nhàNguyễn cũn ...

Tài liệu được xem nhiều: