Danh mục

Về công tác xây dựng Đảng ở Tây Nguyên

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.85 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày các nội dung chính sau: Công tác xây dựng Đảng của các cấp bộ Đảng ở Tây Nguyên thời gian qua, một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng ở các tỉnh Tây Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về công tác xây dựng Đảng ở Tây NguyênVỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG Ở TÂY NGUYÊN TS NGUYỄN THỊ TÂM Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội và quốcphòng, an ninh của cả nước; là vùng giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xãhội(1). Để Tây Nguyên phát triển toàn diện, bền vững trong những năm qua, các cấpbộ Đảng ở các tỉnh Tây Nguyên đã tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng Đ ảng.Nhiều chủ trương, giải pháp cụ thể đã được tổ chức thực hiện nhằm củng cố, nângcao chất lươ ̣ng công tác xây d ựng Đảng. Vai trò tiên phong, sự năng động và hoạtđộng có hiệu quả của tổ chức Đảng cũng như của đội ngũ đảng viên, nhất là cán bộlãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị các cấp đã góp phần quan trọng giữ vữngổn định chính trị- xã hội, tạo môi trường cho sự phát triển kinh tế- xã hội và từngbước cải thiện mọi mặt cuộc sống của các tầng lớp nhân dân trong vùng. 1. Công tác xây dựng Đảng của các cấp bộ Đảng ở Tây Nguyên thời gian qua Quán triệt các Nghị quyết của Đảng, các cấp ủy đã luôn chú trọng lãnh đạo, chỉđạo đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đứclối sống của cán bộ, đảng viên để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu củaĐảng; quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên thôngqua việc phổ biến kịp thời các nghị quyết của Trung ương và của các cấp ủy. Cáccấp ủy viên luôn nêu cao vai trò lãnh đạo, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sốnglành mạnh, hòa đồng, có tinh thần đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực. Tập thểcác cấp ủy đảng đã thực hiện nghiêm quy chế, lề lối làm việc, các nguyên tắc tổchức và sinh hoạt đảng; có tinh thần trách nhiệm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo thựchiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tựan toàn xã hội, củng cố và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Về lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầucủa thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xác địnhnâng cao năng lực, sức chiến đấu của cán bộ là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyêntrong công tác cán bộ, thời gian qua cán bộ được luân chuyển đã từng bước nâng caovề kiến thức, năng lực hoạt động thực tiễn, đáp ứng cơ bản yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.Cùng với tăng cường cán bộ từ tỉnh, huyện về cơ sở, công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ cũng được chú trọng, đã góp phần quan trọng vào việc củng cố, kiện toàn hệthống chính trị ở địa phương, cơ sở. Từ khi thực hiện Quyết định 253/QĐ-TTg đếnnay, Tây Nguyên đã đào tạo kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyênmôn, nghiệp vụ cho 9.705 lượt người; bồi dưỡng kiến thức về tiếng dân tộc thiểu số,kiến thức về dân tộc, tôn giáo, pháp luật, an ninh quốc phòng cho 104.260 lượtngười. Trong 10 năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã quy hoạch trên 11 nghìn lượt cánbộ cơ sở (trong đó có 2.600 cán bộ là người dân tộc thiểu số)(2), góp phần khắcphục tình trạng thiếu hụt và từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở. Đặc biệt, với quan điểm hướng về cơ sở, thời gian qua công tác xây dựng tổ chứccơ sở đảng tại khu vực Tây Nguyên được các cấp ủy chỉ đạo và tổ chức thực hiện cóhiệu quả. Đến nay, toàn vùng Tây Nguyên có 722 đơn vị hành chính xã, phường, thịtrấn với 7.741 thôn, buôn, bon, làng, tổ dân phố(3), đã có 3.828 tổ chức cơ sở Đảng,13.298 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở với 157.105 đảng viên. Việc thành lập chibộ cơ quan xã, phường, thị trấn được triển khai, các chi bộ bước đầu phát huy đượcvai trò hạt nhân lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Số thôn, buôn,bon, làng, tổ dân phố chưa có chi bộ đảng năm 2008 là 1.341, đã thành lập mới1.183 chi bộ, đến năm 2012 còn 559 thôn (do chia tách nên số thôn đã tăng thêm401 thôn) chưa có chi bộ Đảng. Công tác đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng vàđảng viên hằng năm được thực hiện nền nếp. Các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Laiđã thực hiện đề án đưa sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác các xã khó khăn, gópphần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, đồng thời tạo nguồnphát triển đảng viên ở cơ sở. Qua 4 năm (2008 - 2012), các tỉnh Tây Nguyên đã kết nạp được 42.191 đảng viênmới, trong đó kết nạp ở thôn, buôn, bon, làng, tổ dân phố là 15.086 đảng viên(chiếm 35,75%); góp phần thu hẹp đáng kể số thôn, buôn, bon, làng, tổ dân phốchưa có đảng viên, chưa có chi bộ. Nếu như năm 2008, toàn vùng còn 361 thôn, buôn, bon, làng, tổ dân phố chưa cóđảng viên thì đến năm 2012 chỉ còn 69 (giảm 292 thôn, buôn). Cùng với việc tăngvề số lượng, các cấp ủy Đảng đã coi trọng nâng cao chất lượng đảng viên mới,không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ của đảng viên mớikết nạp. Tỷ lệ đảng viên mới kết nạp là đoàn viên thanh niên tăng qua các năm: năm2008 số đoàn viên chiếm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: