Danh mục

Vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945-1975

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 312.49 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sử dụng phương pháp đọc kĩ thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 để tìm dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu. Thông qua bài viết, tác giả muốn khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của người phụ nữ trong lao động, sản xuất và chiến đấu. Họ đã góp phần không nhỏ trong cuộc đại chiến thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất đất nước. Họ đã góp phần làm nên một đất nước Việt Nam tươi đẹp và đáng sống như hôm nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945-1975 VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ CA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 Ngô Thị Kiều Oanh1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam đã được tìm hiểu, nghiên cứu trongnhiều công trình, bài báo. Tuy nhiên, vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ ca Việt Nam giai đoạn1945-1975 với các khía cạnh thủy chung, ý chí, trong lao động sản xuất vẫn là vấn đề luôn mangtính thời sự. Bài viết của chúng tôi sử dụng phương pháp đọc kĩ thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945-1975 để tìm dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu. Thông qua bài viết, chúng tôi muốn khẳng định vai tròvà vị trí quan trọng của người phụ nữ trong lao động, sản xuất và chiến đấu. Họ đã góp phần khôngnhỏ trong cuộc đại chiến thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất đất nước. Họ đã góp phần làm nênmột đất nước Việt Nam tươi đẹp và đáng sống như hôm nay. Từ khóa: thơ ca Việt Nam, vẻ đẹp của người phụ nữ, 1945 – 1975.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 là giai đoạn văn học phát triển trong bối cảnh lịchsử nước nhà đang chống chọi với các thế lực xâm lược. Cuộc chiến này đòi hỏi mỗi con người đềuphải trở thành một người chiến sĩ để tham gia vào công cuộc chống Pháp và chống Mỹ. Có thể nói,thơ ca là thể loại phát triển nhanh chóng và có nhiều thành tựu trong giai đoạn văn học này. Bởi thơca giúp cách mạng dễ tuyền truyền, dễ vận động nhân dân. Thơ còn là mạch cảm xúc mang tính thờisự của văn nghệ sỹ khi họ trực tiếp tham gia đánh giặc. Người phụ nữ Việt Nam truyền thống thường được miêu tả với những chuẩn mực như: “côngdung ngôn hạnh”, “tam tòng tứ đức”. Trong giai đoạn lịch sử mới của đất nước, người phụ nữ đượctôi luyện trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, họ đã sống, cống hiến và chiến đấu xứng danh 8 chữvàng “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tìm dữ kiện nghiên cứu, chúng tôi sử dụng sử dụng các phương pháp cụ thể sau đây: Phương pháp thống kê, phân loại giúp chúng tôi liệt kê, phân loại các vấn đề được thể hiệntrong thơ ca giai đoạn 1945-1975 nhằm mục đích phục vụ những tiêu chí đặt ra trong nghiên cứu củachúng tôi. Phương pháp phân tích tổng hợp: sau khi thống kê, phân loại, chúng tôi sử dụng phương phápnày nhằm khai thác và khẳng định những đặc trưng về vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ trong thơca giai đoạn 1945-1975.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Vẻ đẹp của sự thuỷ chungThuỷ chung là một trong những đức tính đẹp và quý giá của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời xưa.Ca dao xưa có câu “Chồng em áo rách em thương/ Chồng người áo gấm xông hương mặc người” đểkhẳng định nét đẹp thủy chung của người phụ nữ Việt Nam. Điều này được hàng triệu triệu ngườiphụ nữ trên đất nước hình chữ S luôn khắc ghi và noi theo. Trong 30 năm đất nước chìm trong mưabom bão đạn, có những cặp vợ chồng, những đôi trai gái phải tạm chia tay nhau để lên đường hướng 394về nhiệm vụ chung của toàn thể dân tộc. Sự chia cách về thời gian, không gian trong hoàn cảnh khốcliệt của chiến tranh không làm phai mờ đi tình cảm, sự thuỷ chung đợi chờ son sắt của những ngườivợ, người yêu nơi hậu phương. Người vợ trong Cuộc chia li màu đỏ của Nguyễn Mĩ đã đưa tiễn chồng ra trận với tất cả nhữngsự tin yêu được gói trọn trong gam màu nóng “màu đỏ”: Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa Chồng của cô sắp sửa đi xa Cùng đi với nhiều đồng chí nữa Cuộc chia ly này không ấn định ngày gặp lại. Người phụ nữ trong phút giây chia cách này đãrơi những giọt nước mắt đầy xúc động. Nhưng vượt lên tất cả thì tình cảm gắn bó tuy hai mà nhưmột của hai nhân vật trữ tình đã hoà quyện vào nhau như một thể thống nhất. Họ đã làm nên cuộcchia ly nhưng lại “Như không hề có cuộc chia ly...”.Tình cảm ấy đôi khi chỉ là sự ngầm hiểu, đôi khi chỉ hẹn ước nhau từ những tín vật tình yêu đơn sơvà mộc mạc, những sự vật bình thường nhưng được trân quý và nâng niu: là chiếc khăn trong ca dao“khăn thương nhớ ai khăn rơi xuống đất”, là chùm phượng vĩ, là góc phố… nơi những người yêunhau từng hò hẹn. Tuy nhiên, ẩn dấu trong đó là cả một trời thương nhớ, một niềm tin yêu và hi vọngnhư mối tình thầm lặng nhưng tín thác trong đó là những tín vật tình yêu trong Hương thầm của PhanThị Thanh Nhàn: “Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm Bên ấy có người ngày mai ra trận. …. Họ chia tay vẫn chẳng nói điều gì Mà hương thầm thơm mãi bước người đi.” Đó còn là niềm tin lớn lao và mạnh mẽ để tạo nên sự chờ đợi son sắt một lòng. Cô du kích nhỏtrong Núi đôi của Vũ Cao cũng đợi chờ suốt một quãng xuân thì: Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo: Em còn trẻ lắm, nhất làng trong! Mấy năm cô ấy làm du kích Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng? Hay đó còn là sự chờ đợi một cách kiên tâm, vững lòng của những người phụ nữ nơi hậuphương dành cho tiền tuyến. Sự chờ đợi đó còn mang ý nghĩa về sự hy vọng, về ngày toàn thắng củadân tộc: “Người ta nhủ đừng trông Ai cũng bảo đừng mong Riêng em thì em nhớ” (Thăm lúa – Trần Hữu Thung) Sự thuỷ chung đã là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Trong giai đoạn lịch sửcó nhiều biến động, phẩm chất này lại càng tô đậm vẻ đẹp của biết bao người phụ nữ. Có những sựđợi chờ được vỡ oà niềm vui ngày đoàn tụ. Nhưng cũng có rất nhiề ...

Tài liệu được xem nhiều: