Danh mục

VẺ ĐẸP CỦA NHÀ MỒ NGƯỜI CƠ TU

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 481.59 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà mồ và quan tài là một trong những công trình kiến trúc mang tín ngưỡng dân gian truyền thống hướng về ông bà, tổ tiên của người Cơ Tu. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mỗi làng, mỗi vùng, thân phận của người chết, tâm tính của người sống và tài hoa của người nghệ Nhà mồ của người Cơ Tu sĩ điêu khắc mà tạo nên sự đa dạng của nhà mồ và quan tài Cơ Tu ở mỗi vùng... Cho đến nay, người Cơ Tu vẫn luôn bảo lưu được nhiều phong tục, tập quán có từ xa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VẺ ĐẸP CỦA NHÀ MỒ NGƯỜI CƠ TU VẺ ĐẸP CỦA NHÀ MỒ NGƯỜI CƠ TU Nhà mồ và quan tài là một trong những công trình kiến trúc mang tín ngưỡng dân gian truyền thống hướng về ông bà, tổ tiên của người Cơ Tu. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mỗi làng, mỗi vùng, thân phận của người chết, tâm tính của người sống và tài hoa của người nghệ Nhà mồ của người Cơ Tu sĩ điêu khắc mà tạo nên sự đa dạng của nhà mồ và quan tài Cơ Tu ở mỗi vùng... Cho đến nay, người Cơ Tu vẫn luôn bảo lưu được nhiều phong tục, tập quán có từ xa xưa, nhưng nổi bật nhất là hội hoạ, điêu khắc, nghệ thuật tạo hình... trong đó có điêu khắc ở nhà mồ. Nhà mồ và quan tài là một trong những công trình kiến trúc mang tín ngưỡng dân gian truyền thống hướng về ông bà, tổ tiên của người Cơ Tu. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mỗi làng, mỗi vùng, thân phận của người chết, tâm tính của người sống và tài hoa của người nghệ sĩ điêu khắc mà tạo nên sự đa dạng của nhà mồ và quan tài Cơ Tu ở mỗi vùng... Nếu có dịp đi đến các vùng từ tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) vào đến Quảng Nam. Đặc biệt ở vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Nam nơi có số đông đồng bào dân tộc Cơ Tu sinh sống, bà con sẽ thấy hình tượng con trâu xuất hiện ở những công trình kiến trúc như: nhà Gươl, nhất là nhà mồ và quan tài rất rõ nét và sinh động. Nhà mồ Cơ Tu thửa xưa rất giống nhà ở, với mái hồi tròn, hiện nay kiểu nhà mồ này còn thấy rất ít, phổ biến nhất vẫn là dạng nhà mồ có mái hình vuông hoặc chữ nhật có 4 hoặc 6 cột. Trong khi đó, quan tài Cơ Tu vẫn có mặt cắt hình tròn hay bầu dục tương tự như nhà của người sống. Họ coi hồn của những người chết sẽ hoá thành thần phù hộ cho buôn làng, cộng đồng luôn đoàn kết và gặp nhiều điều lành, mùa màng bội thu, dân làng no đủ, sức khoẻ dồi dào... Vì vậy, người Cơ Tu luôn có sự quan tâm đặc biệt đến người chết, và tục nhà mồ, quan tài là sự ước muốn của người Cơ Tu từ bao đời nay. Nhà mồ và quan tài của người Cơ Tu được dựng ở khu nghĩa địa chung của làng hoặc của dòng họ nằm ở khu rừng phía Tây của làng. Người Cơ Tu chỉ điêu khắc, trang trí quan tài và nhà mồ cho người chết khi đã làm lễ cải táng. Ngoài lý do tâm linh, lễ cải táng cũng là dịp để người sống thể hiện sự giàu có hay địa vị của mình. Nơi có hình ảnh rõ nét nhất là hai đầu trâu ở hai đầu quan tài và ở một phía đầu hồi nóc của nhà mồ. Con trâu được nghệ nhân điêu khắc, mô phỏng như thật bằng một khối quan tài. Quan tài là một thân cây lớn nguyên vẹn được xẻ ra làm đôi, phần nắp, phần thân và hai đầu trâu (hai đầu chim) lại dính chặt vào thân không có mộng nối. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, mỗi làng, thân phận, tâm tính của người chết và tài hoa của nghệ nhân điêu khắc mà quan tài, nhà mồ lớn hay nhỏ cũng như sự đa dạng của nó. Hình ảnh đầu trâu ở hai đầu Tượng gỗ trang trí trong nhà quan tài mồ Tại một số nhà mồ, người Cơ Tu khắc tượng padil za zá với hình dáng khác nhau, những bức tượng này mang ý nghĩa bày tỏ sự chia sẻ, tiễn đưa của người sống đối với người chết qua hình thức vui chơi, sinh hoạt cộng đồng hoặc các điêu khắc, hình vẽ thể hiện đặc điểm nào đó của người chết. Nếu có cảnh đi săn, cảnh đánh trống... thì người chết lúc sống vốn săn bắt rất giỏi, là người rất giỏi và yêu âm nhạc... Hình ảnh con trâu bằng điêu khắc ở nhà mồ và quan tài còn mang ý nghĩa như một món quà dâng cúng cho người chết về thế giới bên kia được no đủ... đã làm nên nét độc đáo, phong phú của văn hoá vật thể - phi vật thể trong đời sống cộng đồng nói chung và nét văn hoá đặc sắc của người Cơ Tu so với các dân tộc anh em khắc sống trên vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. ...

Tài liệu được xem nhiều: