Danh mục

Về khái niệm 'công lý' trong chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 tại Việt Nam

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 242.49 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công lý là một khái niệm xuất hiện trong lĩnh vực triết học từ thời Hy Lạp cổ đại và được phát triển mạnh mẽ trong nền khoa học pháp lý ngày nay. Những tư tưởng, khát vọng về một nền công lý đích thực đã được Nguyễn Ái Quốc - người sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà truyền bá về Việt Nam từ năm 1925 trong tác phẩm “Bản án Chế độ thực dân Pháp”(Chương VIII - Công lý). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về khái niệm “công lý” trong chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 tại Việt Nam KHOA HỌC PHÁP LÝ Về khái niệm “công lý” trongchiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 tại Việt NamĐặt vấn đềCông lý là một khái niệm xuất hiện trong lĩnh vực triết học từ thời HyLạp cổ đại và được phát triển mạnh mẽ trong nền khoa học pháp lýngày nay. Những tư tưởng, khát vọng về một nền công lý đích thực đãđược Nguyễn Ái Quốc - người sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộnghoà truyền bá về Việt Nam từ năm 1925 trong tác phẩm “Bản án Chếđộ thực dân Pháp”(Chương VIII - Công lý). Với nhận thức đúng đắnvề tầm quan trọng của công lý, ngay sau khi thành lập nhà nước cáchmạng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm đếnnhiệm vụ của chính quyền nhân dân trong việc bảo vệ và thực thicông lý. Điều 47 Sắc lệnh số 13 của Chủ tịch nước ngày 24 tháng 01năm 1946 quy định cách tổ chức toà án và các ngạch thẩm phán trongnước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã khẳng định “Các vị thẩm phánsẽ chỉ trọng pháp luật và công lý”. Điều 25 Sắc lệnh này quy định:Khi các Phụ thẩm nhậm chức, tại phiên toà đầu, ông Chánh án sẽ mờicác Phụ thẩm tuyên thệ, nội dung lời tuyên thệ là “Tôi thề trước Cônglý và nhân dân rằng tôi sẽ suy xét cẩn thận những án đem ra xử,không hề ăn hối lộ, vị nể, vì sợ hãi hay vì tư lợi hay thù oán riêng màbênh vực hay làm hại một bị can nào. Tôi sẽ cứ công bằng mà xétđịnh mọi việc…”. Có thể nói, công lý và bảo vệ công lý đã trở thànhvũ khí tư tưởng, chính trị, pháp lý sắc bén ngay từ những ngày đầucủa Nhà nước cách mạng nhân dân.Qua quá trình tổng kết lý luận và thực tiễn sau 20 năm đổi mới, mộttrong những nội dung đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN đãđược Đảng và Nhà nước ta thừa nhận là yêu cầu tôn trọng và bảo vệquyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tựdo của mỗi người. Trên cơ sở đó, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư phápđến năm 2020 đã một phần hiện thực hoá nội dung đặc trưng nói trênvới yêu cầu hệ thống tư pháp phải được hoàn thiện để hướng tới mụctiêu bảo vệ công lý, lẽ phải, lẽ công bằng. “Các cơ quan tư pháp phảithật sự là chỗ dựa của người dân trong việc bảo vệ công lý, quyền conngười”, “Xây dựng nền tư pháp vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh,bảo vệ công lý…”. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIcủa Đảng ta (năm 2011) cũng đã tiếp tục khẳng định yêu cầu bảo vệcông lý trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảngvề “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng,phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổimới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nướccông nghiệp theo hướng hiện đại”. Từ định hướng quan trọng này, Dựthảo Hiến pháp năm 1992 (Sửa đổi) của Uỷ ban Sửa đổi, bổ sung Hiếnpháp 1992 đã dự kiến bổ sung, làm sáng tỏ nhiệm vụ của Toà án nhândân trước yêu cầu bảo vệ công lý: “Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảovệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi íchNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Như vậy,trước yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN,công lý và bảo vệ công lý đã trở thành một trong những mục tiêu cơbản, xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảngvà Nhà nước ta và là một giá trị tiến bộ xã hội nhân văn, bền vữngđược toàn xã hội thừa nhận và hướng tới.1. Khái niệm “công lý” trong nền khoa học pháp lý thế giới.Khái niệm công lý là khái niệm thu hút được nhiều sự quan tâm vàtranh luận của các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực triết học, đạođức học, chính trị học, luật học và tôn giáo trong suốt chiều dài lịch sửhàng ngàn năm của nền văn minh nhân loại. Theo cách hiểu truyềnthống, công lý là khái niệm chỉ áp dụng trong quá trình tương hỗ, khihành động của một cá nhân này hướng tới người khác. Câu hỏi vềcông lý (justice) và bất công (injustice) chỉ xuất hiện khi có nhiều cánhân và có những sự kiện thực tế liên quan đến quá trình tương tácvới người khác. Trong nền khoa học pháp lý thế giới, công lý là kháiniệm có nội hàm khá năng động, tuỳ thuộc vào từng nền văn hoá vàtừng giai đoạn phát triển của xã hội trong lịch sử.Từ góc độ lịch sử, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các phân đoạn pháttriển của công lý. Theo đó, công lý trong giai đoạn thứ nhất của xã hộisơ khai được thể hiện khá rõ nét bằng sự trả thù cá nhân, bằng luật báothù, dĩ oán báo oán. Công lý đã luôn được coi là vấn đề cốt tử trongtâm thức của các nhà làm luật từ thời cổ đại. Trong bộ luậtHammurabi của nhà nước lưỡng hà được ban hành trong khoảng thờigian từ năm 1792 đến năm 1750.TCN, công lý được được hiểu là yêucầu áp dụng hình phạt ngang bằng với thiệt hại mà kẻ phạm tội gây ra,đó chính là nguyên tắc báo thù Talion (mắt đền mắt, răng đền răng).Theo đánh giá, đây là một bộ luật mà nguyên tắc Talion được áp dụngmột cách triệt để, tàn khốc và cứng nhắc một cách cực đoan. Ví dụmột người thợ xây làm chết ...

Tài liệu được xem nhiều: