Về một số công trình văn học sử nửa đầu thế kỷ XX
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về một số công trình văn học sử nửa đầu thế kỷ XX Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Dương Thu Thuỷ VỀ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH VĂN HỌC SỬ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX Dương Thu Thuỷ* Có tác phẩm văn học ra đời tất có sự tìm hiểu, cho nên, có thể nói rằng, nghiên cứu văn học đã xuất hiện từ thời xa xưa. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu văn học với tư cách là một khoa học thì chỉ bắt đầu từ nửa đầu thế kỷ XIX (ở Châu Âu), ở Việt Nam mãi đầu thế kỷ XX mới có các công trình văn học sử ra đời. Như vậy nghiên cứu văn học với tư cách là một hoạt động chuyên môn ở nước ta chỉ mới hình thành vào đầu thế kỷ XX. Trong những thập niên đầu, nghiên cứu văn học còn chịu nhiều ảnh hưởng của thi pháp trung đại, phải đến những năm 1930 trở đi, cùng với hoạt động sáng tác, hoạt động nghiên cứu văn học theo nghĩa hiện đại mới thực sự khẳng định sự có mặt của mình trong đời sống văn học nước nhà bằng sự xuất hiện hàng loạt các công trình nghiên cứu từ văn học dân gian đến văn học hiện đại. Nghiên cứu từng tác giả, tác phẩm đến việc tổng kết cả một giai đoạn văn học, nghiên cứu văn học trong nước lẫn nghiên cứu văn học nước ngoài của những nhà nghiên cứu văn học đương thời; trong đó nghiên cứu văn học sử, là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hoạt động nghiên cứu văn học nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Bàn về tình hình nghiên cứu văn học sử đương thời, Dương Quảng Hàm trong phần “Biên tập đại ý” bộ Việt Nam văn học sử yếu bộc bạch rằng: “Việc khảo cứu về văn học lịch sử nước Nam: Ai cũng biết rằng hiện nay không có quyển sách nào chép về văn học lịch sử nước ta, không nói gì những sách tham khảo tinh tường cho các học giả dùng, ngay đến những sách tóm tắt các điều đại cương cho học sinh cũng không có” [2,XXI]. Trước đó năm 1938, Đào Duy Anh viết Việt Nam văn hoá sử cương, đúng như tựa đề quyển sách thì đây là một tác phẩm chuyên nghiên cứu về văn hoá của nước nhà. Tác giả có dành một mục khoảng mười trang giới thiệu sơ qua về văn học Việt Nam từ đời thượng cổ đến văn học hiện đại. Và ở mỗi thời kỳ, Đào Duy Anh đều đề cập đến những tác phẩm, tác giả tiêu biểu, những ảnh hưởng của văn học nước ngoài, sự xuất hiện của các thể loại mới, nhưng do số lượng trang viết ít, nên ông chưa kịp đề xuất các quan điểm rõ ràng. Thực tiễn vừa nêu nói lên sự xuất hiện muộn màng của hoạt động nghiên cứu văn học * ThS. – Trường CĐ Cộng đồng Cà Màu 101 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 17 năm 2009 sử. Tuy nhiên, sau những năm 40 của thế kỷ XX, hàng loạt các công trình nghiên cứu văn học sử ra đời đã thực sự khẳng định sự có mặt và có đóng góp không nhỏ trong hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Ngô Tất Tố là một trong những nhà nghiên cứu văn học sử đã giúp độc giả đương thời có được tài liệu khá phong phú để thưởng thức văn học cổ Việt Nam từ thời đại Lý, Trần đến cuối thế kỷ XIX qua các tác phẩm: Việt Nam văn học (1942) (gồm hai tập Văn học đời Lý, Văn học đời Trần) và Thi văn Bình chú (1942). Hai cuốn Văn học đời Lý, Văn học đời Trần là công trình nghiên cứu, giới thiệu về các tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học đời Lý (hai mươi ba tác giả với ba mươi tác phẩm) và văn học đời Trần (bảy tác giả với bốn mươi sáu tác phẩm và bốn tác phẩm vô danh). Trong Văn học đời Lý, Ngô Tất Tố chưa đề xuất một tiêu chí cụ thể nào để phân loại tác giả hay tác phẩm. Ở mỗi nhà văn được nói đến, Ngô Tất Tố chỉ giới thiệu một vài nét về tiểu sử rồi trích dịch tác phẩm, chứ không bàn luận gì. Ông chỉ viết một bài bàn chung ở phần đầu và kết luận ở phần cuối tác phẩm với ghi nhận một ít sự kiện liên quan về lịch sử và tư tưởng. Đến Văn học đời Trần, Ngô Tất Tố có tiến bộ hơn khi ở mỗi nhà văn được giới thiệu, ông có đưa ra nhận xét dù ngắn gọn. Trong “Lời bàn chung” ở đầu sách, ông đã viết một bảng tổng hợp về văn học đời Trần với nhận định: văn học đời Trần trội hơn văn học đời Lý. Ngô Tất Tố cũng đã chia các tác phẩm đời Trần ra làm sáu loại: chính trị, lý thuyết, sử truyện, thơ văn, giáo dục, võ bị. Thi văn bình chú xuất bản năm 1942 bao gồm hai tập, mục đích chính của sách là giải thích và đính chính. Quyển I, Ngô Tất Tố giới thiệu 12 nhà thơ gồm: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tôn, Ngô Chi Lan, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Gia Thiều, Vũ Huy Lượng, Phan Huy Ích, Ngọc Hân công chúa, Dương Xuân Hầu, Tạ Đình Hầu, Phạm Đan Phượng, và một vài bài thơ vô danh. Quyển II, tác giả giới thiệu 14 nhà thơ: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Bà Huyện Thanh Quan, Lý Văn Phức, Cao Bá Quát, Phan Thanh Giản, Cao Bá Nhạ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Dương Lâm, Chu Mạnh Trinh, Vũ Phạm Hàm, Trần Tế Xương. Về phương pháp nghiên cứu, theo như trình bày của tác giả trong “Lời của biên giả” gồm các bước: giới thiệu tiểu sử, tham khảo so sánh, chú thích, giải thích, phê bì ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công trình văn học sử Văn học sử nửa đầu thế kỷ 20 Văn học dân gian Văn học hiện đại Văn học nước ngoàiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Văn học Châu Mỹ tuyển chọn (Tập I): Phần 1
342 trang 395 10 0 -
2 trang 292 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 229 0 0 -
Mười hai học thuyết về bản tính của con người: Phần 1
260 trang 216 0 0 -
Truyện Harry Potter và chiếc cốc lửa
1938 trang 183 0 0 -
Văn học Châu Mỹ tuyển chọn (Tập I): Phần 2
610 trang 168 6 0 -
Tổng tập văn học dân gian Nam Bộ (Quyển 1): Phần 1
194 trang 129 0 0 -
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Văn học dân gian năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 trang 126 1 0 -
114 trang 123 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck
184 trang 122 0 0 -
Đất và người Bình Dương qua tư liệu văn học dân gian
10 trang 115 0 0 -
Tổng tập văn học dân gian Nam Bộ (Quyển 2): Phần 2
116 trang 113 0 0 -
Tiểu thuyết Đôn Kihôtê - Nhà quý tộc tài ba xứ Mantra: Phần 1
450 trang 85 0 0 -
4 trang 81 0 0
-
biểu tượng thất truyền: phần 2
340 trang 78 0 0 -
Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (In lần thứ V): Phần 2
49 trang 74 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami
237 trang 74 0 0 -
Truyện Harry Potter và Hoàng tử Lai
0 trang 68 0 0 -
Tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa (Tập 1): Phần 1
212 trang 65 0 0 -
196 trang 63 0 0