Với sự ra đời của các hệ thống đảm bảo chất lượng (ĐBCL) giáo dục đại học (GDĐH) trên thế giới, việc thống nhất những định nghĩa cho các thuật ngữ thường dùng trong các hoạt động ĐBCL và trong nghiên cứu chuyên môn là rất quan trọng. Bài viết này nhằm thảo luận một số định nghĩa của các thuật ngữ thường dùng trong lĩnh vực ĐBCL GDĐH như chất lượng, chuẩn mực, tiêu chí, chỉ số thực hiện (CSTH), điểm chuẩn và chuẩn so sánh, đồng thời đề xuất một số định nghĩa có thể dùng trong hoàn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về một số khái niệm thường dùng trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Về một số khái niệm thường dùng trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Ths. Nguyễn Kim Dung Trường ĐH Sư Phạm Tp HCM TS. Phạm Xuân Thanh Bộ GD và ĐT Đã đăng ở Tạp chí Giáo dục, số 66, tháng 9/2003 Với sự ra đời của các hệ thống đảm bảo chất lượng (ĐBCL) giáo dục đạihọc (GDĐH) trên thế giới, việc thống nhất những định nghĩa cho các thuật ngữthường dùng trong các hoạt động ĐBCL và trong nghiên cứu chuyên môn là rấtquan trọng. Bài viết này nhằm thảo luận một số định nghĩa của các thuật ngữthường dùng trong lĩnh vực ĐBCL GDĐH như chất lượng, chuẩn mực, tiêu chí,chỉ số thực hiện (CSTH), điểm chuẩn và chuẩn so sánh, đồng thời đề xuất mộtsố định nghĩa có thể dùng trong hoàn cảnh cụ thể ở Việt nam (VN). TÌNH HÌNH CHUNG Khi đọc những ấn phẩm công bố các kết quả nghiên cứu và các văn bảnthường dùng trong GD, nhất là trong các hệ thống ĐBCL GD ĐH ở các nước, cóthể dễ dàng nhận thấy các thuật ngữ đang được dùng phổ biến hiện nay đượchiểu không như nhau (Brennan, 1997). Thậm chí trong cùng một hệ thống GDnhư ở Mỹ, một thuật ngữ có thể được giải thích theo những cách khác nhau ởcác tiểu bang khác nhau. Người ta thường nói đến chất lượng (quality), chuẩnmực hay tiêu chuẩn (standards), tiêu chí (criteria), chỉ số thực hiện (performanceindicators), và điểm chuẩn (benchmarks) với những quan niệm khác nhau, đôikhi gây nên những hiểu lầm đáng tiếc giữa các nhà nghiên cứu và các nhà GD,đặc biệt gây lúng túng cho những người mới làm quen với các hệ thống ĐBCL,hay thậm chí với những người đã quen với một hệ thống ĐBCL, nay muốn tìmhiểu một hệ thống ĐBCL khác. Sự thiếu thống nhất về quan niệm, về định nghĩa của các thuật ngữ trong 1một lĩnh vực là điều thường xảy ra trong các hoạt động nghiên cứu trong nhiềulĩnh vực, nhưng điều đó không có nghĩa là sự thiếu thống nhất sẽ cản trở nhữngvấn đề đang nghiên cứu. Một việc thường làm là người ta đưa ra các định nghĩacho các thuật ngữ sẽ sử dụng trong nghiên cứu của họ với những quan điểmriêng. II. MỘT SỐ THUẬT NGỮ CHẤT LƯỢNG Chất lượng là một khái niệm trừu tượng và khó định nghĩa, thậm chí khónắm bắt. Trong một nghiên cứu khá nổi tiếng của Harvey và Green (1993) nhằmtổng kết những quan niệm chung của các nhà GD, chất lượng được định nghĩanhư tập hợp các thuộc tính khác nhau:1) Chất lượng là sự xuất sắc (quality as excellence)2) Chất lượng là sự hoàn hảo (quality as perfection)3) Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (quality as fitness for purpose)4) Chất lượng là sự đáng giá với đồng tiền [bỏ ra] (quality as value for money)5) Chất lượng là sự chuyển đổi về chất (quality as transformation) Các nhà GD VN cũng đưa ra một số định nghĩa khác nhau, nhưng cácđịnh nghĩa này thường trùng với các định nghĩa của nước ngoài. Nguyễn ĐứcChính (2000), có đưa ra định nghĩa về chất lượng của GD VN như sau: “Chấtlượng GD ĐH được đánh giá qua mức độ trùng khớp với mục tiêu định sẵn”.Định nghĩa này tương đồng với quan niệm về chất lượng của hầu hết các tổ chứcĐBCL trên thế giới. CHUẨN MỰC VÀ TIÊU CHÍ Thế nào là chuẩn mực và tiêu chí Khi nói đến việc đạt được một chuẩn mực, người ta thường ám chỉ đếnchất lượng mà người ta mong muốn. Vì vậy, chất lượng và chuẩn mực thường đi 2đôi với nhau. Trong ĐBCL, chuẩn mực thường được sử dụng khá khác nhau.Trong đánh giá, chuẩn mực được hiểu là nguyên tắc đã được thống nhất giữanhững người trong cùng một lĩnh vực đánh giá để đo lường giá trị hoặc chấtluợng (Joint Committee on Standards for Educational Evaluation, 1981). Trong kiểm định ở Mỹ, chuẩn mực được hiểu là mức độ yêu cầu nhấtđịnh mà các trường ĐH hoặc chương trình đào tạo cần phải đáp ứng để được cơquan ĐBCL hoặc kiểm định công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định (CHEA, 2001).Trong khi đó, tiêu chí lại được định nghĩa thông qua chuẩn mực. Theo CHEA(2001), tiêu chí là chuẩn mực để kiểm định hoặc xác nhận một trường ĐH hoặcmột chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định. Như vậy, CHEA đã sử dụngchuẩn mực và tiêu chí như những từ đồng nghĩa. Theo CHEA (2002), trong sốsáu hiệp hội kiểm định các trường ĐH ở sáu vùng của Mỹ thì năm hiệp hội dùngthuật ngữ chuẩn mực trong khi đó chỉ có một hiệp hội ở vùng Trung-Bắc(Higher Learning Commission, 2002) là sử dụng thuật ngữ ‘tiêu chí’. Nhữnghiệp hội kiểm định các trường cao đẳng cộng đồng hoặc các trường phổ thôngthiên về sử dụng thuật ngữ ‘tiêu chí’ hơn là thuật ngữ ‘chuẩn mực’. ở các nước châu âu, chuẩn mực thường được dùng gắn kết với mức độcủa đầu ra. Chuẩn mực, theo cách định nghĩa của châu Aõu, được xem như kếtquả mong muốn của một chương trình đào tạo trong GD bao gồm kiến thức, kỹnăng, thái độ cần có của người tốt nghiệp, kể cả về chuẩn mực của bậc học lẫnchuẩn mực của ngành được đào tạo (Brennan, 1997). Chuẩn mực còn được hiểu là mức độ kiến thức cần đạt được trong học tậpcủa một sinh viên hay một tập hợp sinh viên (một lớp, một trường). Một chứcnăng khác của chuẩn mực là mức trung bình trong đo lường các tiêu chí đánhgiá chất lượng (Reynolds, 1990). Chuẩn mực đối với sinh viên là những đòi hỏi mà sinh viên phải biết vàcó khả năng đạt được nhằm hoàn thành một môn học hoặc một bậc học. Nhữngchuẩn mực như thế thường là những mong muốn, đòi hỏi và rất khó xác địnhtrước một cách chính xác, tuy nhiên vẫn phải công bố để hướng dẫn sinh viên ...