Danh mục

Về nguyên lý 'tảng băng trôi' của Ernest Hemingway

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những phát biểu dưới nhiều hình thức khác nhau của Ernest Hemingway về sáng tác đã thực sự được các nhà phê bình nghiên cứu về sáng tác của chính tác giả, Harry Levin, Joseph Warren Beach rồi Frederic I Carpenter (1) tìm cách lý giải chiều thứ ba, thứ tư, thứ năm trong cấu trúc văn xuôi đa chiều của E.Hemingway là xuất phát từ chính ý kiến của tác giả về thứ “văn xuôi khó hơn rất nhiều so với thơ ca và chưa từng được viết ra nhưng có thể được viết ra và chẳng cần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về nguyên lý “tảng băng trôi” của Ernest Hemingway Về nguyên lý “tảng băng trôi” của Ernest Hemingway Những phát biểu dưới nhiều hình thức khác nhau của Ernest Hemingway vềsáng tác đã thực sự được các nhà phê bình nghiên cứu về sáng tác của chính tác giả,Harry Levin, Joseph Warren Beach rồi Frederic I Carpenter (1) tìm cách lý giải chiềuthứ ba, thứ tư, thứ năm trong cấu trúc văn xuôi đa chiều của E.Hemingway là xuấtphát từ chính ý kiến của tác giả về thứ “văn xuôi khó hơn rất nhiều so với thơ ca vàchưa từng được viết ra nhưng có thể được viết ra và chẳng cần đến xảo thuật cùng sựđánh tráo nào cả” trong những ngọn đồi xanh châu Phi (Green Hills of Afica, 1935),và trong chính tác phẩm này cũng như trong các bài phỏng vấn, truyện ngắn, tiểuthuyết, cách E.Hemingway hay nhân vật của ông đánh giá thứ văn chương hùng biệnhoặc nêu ý kiến về câu chữ… đã giúp cho các nhà phê bình, nghiên cứu định hướngtrong quá trình nghiên cứu về phong cách E.Hemingway (2). Những cách làm như thế là hoàn toàn sáng rõ về phương diện thao tác vàphương pháp trong chừng mực nhà nghiên cứu tránh cắt xén và coi các phát biểu củatác giả chỉ đơn thuần là cái cớ mà những phát biểu là tuỳ thuộc cách biện giải của nhànghiên cứu, mặc dù những phát biểu của nhà văn đôi khi không thể thâu tóm hếtnhững vấn đề sáng tác của chính bản thân. Đó là chưa kể, đôi khi, cách nói củaE.Hemingway lại mang tính đa nghĩa bất ngờ, ví dụ một đoạn trong những ngọn đồixanh châu Phi: “Hãy cho biết cái gì, những thứ thực tế và cụ thể ấy, gây hại cho nhà văn ?” Tôi mệt mỏi về cuộc trao đổi đã ra chiều phỏng vấn. Thế nên tôi đẩy nó thànhcuộc phỏng vấn cho xong chuyện và xin chào. Cần thiết phải đẩy một ngàn chuyện bấtkhả tri vào một câu trong lúc này, ngay trước bữa ăn trưa, là rất sinh tử: “Chính trị, phụ nữ rượu chè, tiền bạc, tham vọng, và thiếu chính trị, phụ nữ,rượu chè, tiền bạc và tham vọng”. Tôi nói một cách sâu sắc. Và sau khi đã đi trọn một đời văn, đã đạt đến đỉnh cao vinh quang của nghiệpvăn, Hemingway nhìn lại sáng tác của mình mà đánh giá. Chính bấy giờ, trong bàiphỏng vấn do Geoge Plimpton (3) ghi. Hemingway đã nói về hình ảnh “tảng băngtrôi” một phần nổi bảy phần chìm như thứ nguyên lý (principle) sáng tác của ông, vàtừ đấy, “tảng băng trôi” trở đi trở lại trong nhiều bài viết về E.Hemingway, đặc biệt ởViệt Nam. Chúng ta tiếp cận ý kiến này của E.Hemingway khi nghiên cứu về sáng tác củaông, theo chúng tôi, ít nhất xuất phát từ hai lẽ. Thứ nhất, những phát biểu củaE.Hemingway về sáng tác và về sáng tác của chính mình sáng rõ một cách hàm ẩn vìthế đặc biệt cuốn hút các nhà nghiên cứu; hơn nữa vấn đề nguyên lý “tảng băng trôi”về thời điểm xuất hiện và về nội hàm của nó như mang ý nghĩa tổng kết sáng tác củanhà văn về phương diện lý luận. Thứ hai, điều này thực sự thú vị vì liên quan đến tiềmthức phương Đông về văn chương, là nguyên lý “tảng băng trôi” của E.Hemingwaybất ngờ giống đến độ như trùng khít với quan niệm của chúng ta về văn chương (cổ),đặc biệt, về thơ, và chúng ta thường dành cho thơ: ý tại ngôn ngoại, điểm –diện, nhấtđiểm –vạn điểm, một góc – ba góc, quí hồ tinh bất quí hồ đa… Chính điểm thứ hainày dễ khiến chúng ta tiếp nhận nguyên lý “tảng băng trôi” của E.Hemingway mộtcách đơn giản. Chúng ta dễ dàng đẩy thao tác chọn lựa, thồi ảo trong quan niệmphương Đông (về thơ) vào thao tác loại bỏ (omit, eliminate) trong quan niệm củaE.Hemingway về văn xuôi (prose) của ông. Từ đó các nhà nghiên cứu đi tìm nhữngbiểu hiện của nguyên lý này ở nhiều phương diện khác nhau: ngôn ngữ và giọng điệucủa tác phẩm, vấn đề xây dựng hình tượng nhân vật… và coi những biểu hiện này chủyếu thuộc phương diện hình thức nghệ thuật, thậm chí có lúc coi nguyên lý “tảng băngtrôi” là một phương diện trong nhiều phương diện khác nhau của nghệ thuật văn xuôiE.Hemingway như “miêu tả tâm lý”, “bút phán đối thoại và độc thoại”… Những khámphá như vậy, ví dụ vấn đề liên văn bản, giọng điệu mỉa mai và tượng trưng, hiệntượng lặp từ hay hình ảnh, ngôn ngữ đối thoại giản dị, rời rạc…, là hoàn toàn xác đángnhưng chỉ mới dừng lại ở cấp độ hình thức biểu hiện, “phương pháp viết” hay “quanniệm về sáng tạo nghệ thuật và biểu hiện”. Chúng tôi quan tâm đến nguyên lý “tảng băng trôi” của E.Hemingway theohướng khác như một đặc điểm thi pháp có tính hệ thống, quan niệm trong sáng tác củaE.Hemingway chuyển tải quan niệm của nhà văn về con người và thế giới. Điều khá hiểm hóc và tạo nhiều hiểu lầm lại xuất phát từ chính hình ảnh quásáng rõ của bảy phần chìm và một phần nổi của “tảng băng trôi” và do đó dễ đẩychúng ta đến khái niệm mạch ngầm văn bản theo hướng chúng tôi đã nói ở trên. Thựcra, trước khi phát biểu về nguyên lý “tảng băng trôi”, E.Hemingway đề cập đếnchuyện quan sát của nhà văn nhân gợi lại chuyện ông gặp người phụ nữ có thai rồingay b ...

Tài liệu được xem nhiều: